Avatar's bi_tun

Ghi chép của bi_tun

Dân mình lúc nào cũng cười được

Dân Tây thường nhận xét dân Việt mình dễ cười, có thể cười trong mọi hoàn cảnh. Thật vậy, nhiều năm đi viết báo, gặp những người có hoàn cảnh hết sức bi đát, tôi vẫn thường thấy dân mình mỉm cười khi kể lại câu chuyện.

Chúng tôi đi từ thiện, lội trong bùn ngập cả đồng ruộng, núi lở xuống lấp kín nhà cửa, hay những tử tù oan ức hàng chục năm ròng, vẫn thấy rất ít nước mắt. Khi lệ nhỏ xuống, chúng tôi phải rình mà chụp, vì dân mình hay ngượng nghịu đưa tay chùi mắt hoặc giấu mặt đi chỗ khác. Như hết sức ngượng ngùng nếu để người khác thấy mình "yếu mềm" như vậy.

Dân mình thường dùng nụ cười đủ mọi sắc thái cho hầu hết trường hợp: cười mỉa, cười gượng, cười đau đớn, cười chê bai, cười khích lệ, cười bó tay thúc thủ... Còn có hẳn một khái niệm rất văn hoa (nhưng cũng chính xác) bênh vực cho những nụ cười ... lỡ bữa: "Cười là tiếng khóc khô không lệ".

Nhưng cũng có những khi nụ cười chỉ như một phản xạ thiếu kiểm soát khi thấy máy ảnh. Thậm chí từng có lãnh đạo thành phố đứng trước ống kính phóng viên phỏng vấn về đám cháy chết hàng chục người cũng vô thức mỉm cười.

Những trường hợp khó đỡ này cho thấy rõ sự yếu kém trong cách cho-tặng, thể hiện cảm xúc cá nhân và sự thiếu tinh tế của truyền thông.

Tại trường Quốc tế AES (TP HCM), nhiều vị phụ huynh và cả ban giám đốc nhà trường từng rất ngạc nhiên và xúc động trước hình ảnh thầy hiệu trưởng người Canada quỳ trên sân khấu cả buổi để đọc lời khen tặng và trao quà cho các bé cấp một.

Bức ảnh ác tâm và ba chữ lỡ - Ảnh 2.

Thầy hiệu trưởng trường AES (TP HCM) quỳ trên sân khấu buổi tổng kết để đọc lời khen tặng và trao phần thưởng cho học sinh cấp một. Ảnh: Nguyễn Thị Oanh.

Thầy rất cao, nếu thầy đứng thẳng thì các em bé không thể nhìn được vào mắt thầy, hoặc là phải ngước lên mới nhận được món quà từ tay thầy. Cho nên, thầy chọn cách quỳ xuống để ngang tầm với các em.

Trong khi đó, chúng ta có vô số những chương trình truyền hình dành cho trẻ em, nhưng các MC người lớn vẫn đứng sừng sững trên cao huyên thuyên nói những lời khen tặng. Không một người nào cúi thấp xuống để ống kính tập trung vào gương mặt em bé, chứ đừng nói đến quỳ.

Thiếu tinh tế trong truyền thông còn thể hiện ở chỗ mô tả người được cho ở góc độ xót xa nhất nhằm gây thương cảm cho người đọc. Tấm ảnh hoặc bài viết vô tình hạ thấp người được tặng quà ở vị trí người đi xin, mặc dù họ hoàn toàn bị động và không ý thức được điều đó trong bức tranh tổng thể.

Này là cả nhà xếp hàng bưng tấm bảng ghi số tiền được cho trước ống kính, đằng sau là bộ sậu xã phường mặc sơ mi trắng đứng điểm danh. Có những khi người được cho quà vẫn mặc bộ đồ bộ lếch thếch (không hẳn họ không có bộ áo quần tươm tất hơn), có khi người tâm thần mặt ngơ ngơ cũng bị lôi ra xếp hàng để minh họa cho giọng thuyết minh lên xuống bổng trầm, cố nhấn mạnh vào đau thương thua kém.

Người khuyết tật thì phải biểu diễn vài hành động bằng bộ phận cơ thể khuyết tật của mình. Không ít bài báo ca ngợi anh Út cụt tay giỏi làm VAC thì phải có tấm ảnh anh ở trần, đắp đất dưới ao bằng mẩu tay cụt. Và phải nhìn thật rõ mẩu tay cụt!

St

2796 ngày trước · Bình luận · Loan tin
phanthithuydung , Jen05042 người nữa
·  

1 bình luận

Viết bình luận mới
Website liên kết