Avatar's bai_tu_long

Ghi chép của bai_tu_long

Bộ mặt thật của Đạt Lai Lạt Ma - Các tu viện: Thành trì của chế độ phong kiến

Giới biện hộ cho Tây Tạng cũ miêu tả Phật giáo Lạt Ma như cốt lõi của nền văn hóa nhân dân Tây Tạng. Nhưng thực sự nó không gì hơn ít nhiều là hệ tư tưởng của một hệ thống xã hội đặc trưng đàn áp. Tôn giáo Lạt ma tự nó đã cổ lỗ lạc hậu như chính xã hội phong kiến. Vua Tây Tạng đầu tiên, Tùng Tán Cán Bố (Songsten-Gampo), thiết lập hệ thống phong kiến thống nhất ở Tây Tạng, khoảng năm 650 ông ta kết hôn với công chúa Trung Hoa và Nepal để học hỏi từ họ cách thi hành chế độ phong kiến ở bên ngoài Tây Tạng. Những cô công chúa này mang Phật giáo Mật tông đến Tây Tạng, nó được hòa trộn với tín ngưỡng vật linh trước đó để ra dời một tôn giáo mới, chủ nghĩa Lạt Ma (Lamaism).

Tôn giáo mới này được áp đặt lên dân chúng trong thế kỷ sau và một nửa là bởi sử dụng bạo lực của giai cấp cầm quyền. Vua Ngật-lật-song Đề-tán (Trosong Detsen 742-798) ra lệnh: "Ai giơ ngón tay với nhà sư sẽ bị cắt ngón tay; kẻ nói xấu các nhà sư và chính sách Phật giáo của nhà vua sẽ bị cắt môi, đứa ngờ vực vào họ sẽ bị móc mắt".

Giữa những năm 1400-1600, củng cố quyền lực đẫm máu đã diễn ra, các chưởng tu viện lớn nhất nắm quyền toàn bộ. Bởi vì những chưởng tu viện này thi hành chính sách độc thân chống phụ nữ, hệ thống chính trị mới của họ không thể hoạt động bằng cách kế vị họ tộc cha-con.Vì vậy, các Lạt ma đã cho ra đời học thuyết tôn giáo mới của họ: thông báo rằng họ có thể phát hiện trẻ em sơ sinh là hóa thân đầu thai của Lạt ma cai trị đã chết. Hàng trăm vị Lạt Ma đầu đã được tuyên bố là "Hoạt Phật" (Bồ Tát sống), kẻ được cho là đã trị vì những kẻ khác trong nhiều thế kỷ, chuyển sang cơ thể mới đôi khi như là rời bỏ cơ thể cũ già nua.

Biểu tượng trung tâm của hệ thống này, là những kẻ nam khác nhau được gọi là Đạt Lai Lạt Ma, được tuyên là thần siêu nhiên Quán Thế Âm (Chenrezig), chỉ đơn giản là xuất hiện trở lại trong hình dạng 14 cơ thể khác nhau qua mấy thế kỷ. Trong thực tế, chỉ có 3 trong số 14 vị Đạt Lai Lạt Ma thực sự nắm quyền cai trị. Giữa các năm 1751-1950, 77% thời gian không có Đạt Lai Lạt Ma người lớn lên ngôi ở Tây Tạng. Các chưởng tu viện mạnh nhất cai trị Tây Tạng với vai trò cố vấn "nhiếp chính", những kẻ đào tạo, thao túng và thậm chí ám sát vua-trẻ em làm Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Tu viện Tây Tạng không phải là thánh thần, thiên đường huyền ảo Shangrilas từ bi, như trong một số tưởng tượng thời đại mới. Các tu viện này là pháo đài đen tối của chủ nghĩa bóc lột phong kiến, chúng là các làng tu hành vũ trang hoàn chỉnh với kho quân sự và quân đội riêng. Khách hành hương đến một số đền thờ để cầu nguyện cho một cuộc sống tốt hơn. Nhưng hoạt động chính của tu viện là cướp bóc nông dân xung quanh. Các giáo nhà sư của tôn giáo rất nhàn rỗi chỉ trồng 1 ít lương thực là gánh nặng lớn đối với dân chúng.

Các tu viện lớn nhất có hàng ngàn nhà sư. Mỗi tu viện "cha" lập ra hàng chục (thậm chí hàng trăm) thành trì lớn nhỏ khác rải khắp các thung lũng. Ví dụ, tu viện Drepung chứa 7.000 nhà sư và sở hữu 40.000 người trên 185 cơ sở và 300 đồng cỏ khác nhau.

Các tu viện cũng đặt ra vô số thứ thuế tôn giáo để cướp bóc dân chúng bao gồm các loại thuế cắt tóc, thuế cửa sổ, thuế ngưỡng cửa, thuế trẻ em sơ sinh hoặc bê mới sinh, đánh thêm thuế vào trẻ sơ sinh có mắt 2 mí và cứ như thế. Một phần tư thu nhập của tu viện Drepung đến từ lãi tiền cho vay ở nông nô và nông dân.Các tu viện cũng đòi các nông nô giao nộp nhiều thanh niên để phục vụ như nhà tu trẻ em.

Quan hệ giai cấp của Tây Tạng cũng bị sao chép bên trong tu viện: phần lớn các nhà sư là nô lệ và gia nô cho sư cụ chủ trì bề trên, họ sống nửa chết đói vì lao động chân tay, cầu nguyện tụng kinh và bị đánh đập. Sư bề trên có thể buộc các nhà sư nghèo tham gia các kỳ sát hạch tôn giáo của họ hoặc phục dịch các hoạt động tình dục. Trong giáo phái Tây Tạng mạnh nhất, tình dục đồng tính được coi là dấu hiệu của sự thánh thiện xa rời phụ nữ. Một phần trăm nhỏ các nhà tu là nữ.

Sau khi Trung Quốc chiếm Tây Tạng, Anna Louise Strong hỏi một nhà sư trẻ, Lobsang Tele, về cuộc sống tu viện theo lời Phật dạy về lòng từ bi. Lạt ma trẻ trả lời rằng ông đã nghe nhiều chuyện trong hội thánh đường về lòng tốt đối với tất cả các sinh linh, nhưng cá nhân ông đã bị đánh đập ít nhất một nghìn lần. "Nếu ai đó trong giới Lạt ma bề trên kìm chế đánh đập bạn", ông nhấn mạnh, “nghĩa là đã rất tốt rồi. Tôi chưa bao giờ thấy một Lạt ma bề trên cho thức ăn bất kỳ vị Lạt ma nghèo bị đói nào. Họ đối xử với giáo dân, những người là tín hữu chỉ là xấu xa hay thậm chí tệ hại hơn thế."

Thời này, vị Đạt Lai Lạt Ma được "đóng gói" quốc tế như một kẻ thánh thiện không mang vật chất. Trong thực tế, Đức Đạt Lai Lạt Ma là chủ sở hữu nông nô lớn nhất ở Tây Tạng. Về mặt pháp lý, ông ta sở hữu toàn bộ đất nước và tất cả mọi người dân trong đó. Thực sự, gia đình ông ta trực tiếp cai quản 27 trang viên, 36 đồng cỏ, 6.170 nông nô làm việc trên cánh đồng và 102 nô lệ làm việc nhà.

Khi ông ta di chuyển từ cung điện đến cung điện, Đạt Lai Lạt Ma cưỡi trên một chiếc ngai vàng do hàng chục nô lệ khênh. Quân đội của ông ta hành quân theo sau và hát "đó là một chặng đường dài đến xứ đạo Tipperary", một giai điệu bắt chước học từ các giảng viên đế quốc Anh của họ. Trong khi đó, vệ sĩ của Đạt Lai Lạt Ma, cao to hơn tất cả, cầu vai độn và roi dài, đánh người đi trệch khỏi đường. Nghi lễ này được mô tả trong chính cuốn tự truyện của Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Lần đầu tiên ông ta trốn sang Ấn Độ là vào năm 1950, các cố vấn của Đạt Lai Lạt Ma gửi vài trăm con la chất đầy vàng và bạc thỏi đến trước để đảm bảo cho ngài sự tiện nghi thoải mái trong cuộc sống lưu vong. 

Đói nghèo đắng cay và chết sớm

Dân chúng Tây Tạng  sống trong triền miên đói và lạnh. Nông nô không ngừng thu thập gỗ quý cho các chủ nhân. Nhưng những túp lều của họ chỉ được làm nóng bởi ngọn lửa nấu ăn nhỏ nhoi từ phân bò. Trước cuộc cách mạng không có điện ở Tây Tạng. Bóng tối chỉ được chiếu sáng bởi ngọn đèn leo lét thắp bằng mỡ bò.

Nông nô thường bị bệnh suy dinh dưỡng. Các món ăn truyền thống của dân chúng  chúng là một thứ bột loãng làm từ trà, bơ bò, và bột lúa mạch được gọi là tsampa. Nông nô hiếm khi được ăn thịt. Một nghiên cứu năm 1940 ở miền đông Tây Tạng thấy rằng 38% hộ gia đình không bao giờ có bất kỳ ít trà nào và chỉ uống các loại thảo mộc hoang dã hay "trà trắng" (nước sôi). 75% các hộ gia đình buộc phải ăn cỏ nhiều lần. Một nửa số dân không đủ khả năng có được bơ, là nguồn đạm chính có sẵn.

Trong khi đó, một ngôi đền lớn là Jokka Kang, đốt cháy 4 tấn bơ (mỡ) bò được cúng hàng ngày. Người ta ước tính rằng 1/3 tất cả các mỡ bò sản xuất ra ở Tây Tạng đã tan thành khói trong gần 3.000 ngôi chùa, không kể đến trong mỗi ngôi nhà nhỏ để thắp sáng.

Trong Tây Tạng cũ, không có gì được biết về vệ sinh cơ bản, hay giữ vệ sinh, hoặc thực tế vi trùng là thứ gây bệnh. Đối với những người bình thường, không có nhà xí, cống thoát nước hay nhà vệ sinh. Các Lạt ma dạy rằng bệnh tật và cái chết là do tội lỗi "nghịch đạo". Họ nói rằng tụng kinh, vâng lời, trả tiền cho nhà sư và nuốt các cuộn giấy cầu nguyện là được bảo vệ thực sự khỏi bệnh tật.

Mê tín dị đoan cũ ở Tây Tạng, thực hành phong kiến và lực lượng sản xuất thấp kém gây ra vấn nạn khủng khiếp về bệnh tật. Hầu hết trẻ em chết trước khi qua năm đầu tiên. Thậm chí hầu hết các Đạt Lai Lạt Ma đã không sống qua đến năm 18 tuổi và đã chết trước khi làm lễ đăng quang. Một phần ba dân số mắc bệnh đậu mùa. Một trận dịch bệnh đậu mùa năm 1925 đã giết chết 7.000 người ở thủ đô Lhasa. Người ta không biết bao nhiêu đã chết ở nông thôn. Bệnh phong, bệnh lao, bướu cổ, uốn ván, mù lòa và lở loét là rất phổ biến. Phong tục tình dục phong kiến làm lây lan bệnh hoa liễu, bao gồm cả trong các tu viện.Các nhà sư phản đối kịch liệt thuốc kháng sinh và các chiến dịch sức khỏe cộng đồng, họ nói rằng đó là tội lỗi vì giết chết chấy rận hay thậm chí là giết chết vi trùng! 
Bạo Lực của các Lạt ma

Trong Tây Tạng cũ, tầng lớp bề trên rao giảng bất bạo động của Phật giáo thần bí. Nhưng giống như tất cả các tầng lớp cầm quyền trong lịch sử, họ thi hành bạo lực phản động để duy trì quyền lực.

Hệ thống Lạt ma của chính phủ ra đời thông qua cuộc đấu tranh đẫm máu. Các Lạt ma sớm bị cho là đã ám sát nhà vua Tây Tạng cuối cùng, Lang Darma, trong thế kỷ 10. Sau đó, họ đã chiến đấu nhiều cuộc nội chiến, hoàn thành với các cuộc tàn sát lẫn nhau thanh toán toàn bộ một tu viện.Trong thế kỷ 20, Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 được đưa đến nước Anh đế quốc để huấn luyện hiện đại hóa quân đội quốc gia của mình. Ông ta thậm chí còn cung cấp một số quân để giúp Anh trong Thế chiến I.

Chỉ riêng những sự kiện lịch sử đã đủ để chứng minh rằng học thuyết Lạt ma về "từ bi" và "bất bạo động" là đạo đức giả.

Giai cấp cầm quyền cũ phủ nhận có đấu tranh giai cấp trong Tây Tạng. Một báo cáo điển hình bởi Gyaltsen Gyaltag, đại diện của Đạt Lai Lạt Ma ở châu Âu, nói: "Trước năm 1950, người Tây Tạng không bao giờ gặp nạn đói, bất công xã hội và không bao giờ dẫn đến một cuộc nổi dậy của nhân dân." Đúng là có rất ít ghi chép về đấu tranh giai cấp. Lý do là chủ nghĩa Lạt ma đã ngăn chặn mọi lịch sử thực viết ra về nó. Chỉ có tranh chấp về tín điều tôn giáo được ghi chép lại.

Nhưng những ngọn núi Tây Tạng đầy các tên cướp chạy trốn, và mỗi trang trại có các binh lính vũ trang riêng của mình. Chỉ điều này đã là bằng chứng vững chắc vạch rõ tình trạng xã hội Tây Tạng và các mối quan hệ quyền lực trong đó, cuộc đấu tranh có khi công khai, đôi lúc ngấm ngầm.

Các nhà sử học cách mạng đã ghi nhận các cuộc nông nô nổi dậy ở Tây Tạng vào các năm 1908, 1918, 1931, và những năm 1940. Trong một cuộc nổi dậy nổi tiếng, 150 gia đình nông nô của quận Thridug phía bắc Tây Tạng đứng lên năm 1918, dẫn đầu bởi một phụ nữ, Hor Lhamo. Họ giết kẻ đứng đầu quận, với khẩu hiệu: "Đả đảo các quan chức! Bãi bỏ mọi lao động cưỡng bức ulag!".

Bạo lực hàng ngày trong Tây Tạng nhắm vào số đông quần chúng. Mỗi chủ nô trừng phạt nông nô "của mình", và tổ chức các băng nhóm vũ trang để thực thi quy tắc của mình. Quản đội của các nhà sư đánh đập người dân. Chúng được gọi là "thanh sắt" vì các thanh kim loại lớn chúng mang đến để đập người.

Đó là phạm tội khi "bước ra khỏi vị trí" của mình như săn bắt cá hay cừu hoang mà các Lạt ma tuyên bố là "thiêng liêng". Thậm chí còn là phạm tội với một nông nô khi kháng cáo quyết định của ông chủ đến một số chức trách. Khi nông nô bỏ trốn, băng nhóm của chủ đi săn tìm họ. Mỗi chủ đất có nhà ngục riêng và phòng tra tấn riêng của mình. Hạt tiêu bị buộc dưới mí mắt, gai buộc dưới móng tay. Nông nô bị xích 2 chân bằng xích ngắn và được thả để đi lang thang tập tễnh trong phần còn lại của cuộc đời họ.

Grunfeld viết: "tín ngưỡng Phật giáo ngăn cản việc giết chết sự sống, do đó đòn roi một kể đến gần chết và sau đó thả ra để chết ở đâu đó cho phép giới quan lại Tây Tạng phán xét một cái chết là “hành động của Thượng đế". Hình thức trừng phạt tàn bạo khác bao gồm cắt đứt cổ tay, sử dụng que sắt nóng đỏ để khoét mắt, treo bằng các ngón tay; Và để làm tê liệt kẻ có tội, đút anh ta vào một chiếc túi và ném xuống sông".

Như dấu hiệu sức mạnh của các vị Lạt ma, nghi lễ truyền thống sử dụng các bộ phận cơ thể của những người đã chết: sáo làm từ xương đùi người, bát làm bằng sọ, trống làm từ da người. Sau cuộc cách mạng, một chuỗi tràng hạt được tìm thấy trong cung điện Đức Đạt Lai Lạt Ma được làm từ 108 chiếc sọ khác nhau.


( Bài viết nhặt từ blog khác , đã lược bỏ những đoạn bất hợp lý - kể cả có đúng hay sai do liên quan đến quân đội Trung Quốc và giai đoạn xâm lược Tây Tạng )

Các thông tin khác đã check theo các phương pháp có thể , nếu bạn nào thấy có thông tin sai, rất vui lòng tiếp nhận )
2799 ngày trước · Bình luận · Loan tin
moneymouse , SuperSliver4 người nữa
·  

46 bình luận

  • Em không tin vào việc chuyển thế đầu thai của các Lạt ma, theo em đó chỉ là một hình thức chọn người kế vị giống như vua chúa phong kiến chọn người để nhường ngôi thôi.
     
    • @avansutolatsu bác ko cần nói
       
    • @tma, @tma Em theo dõi loạt bài về Tây Tạng và Lạt ma này trên linkhay từ các link của bác vietnamnet_itc, bongbambe và mấy note của bác baitulong (không gửi được link nên toàn phải up vào note ). Sở dĩ nó thành trend lên hot liên tục như thế theo em là do 3 nguyên nhân: 1 là do tôn giáo, số người quan tâm về đạo Phật trên linkhay khá đông; 2 là do sếp tổng Vcc hình như có liên quan gì đó đến Phật giáo Tây tạng; 3 là do nguyên nhân chính trị, TQ bị ghét sẵn rồi nên việc họ dỡ bỏ khu này là một dịp tốt để đâm chọc.

      Bài giới thiệu của bác vietnamnet-itc về khu học viện trước khi nó bị dỡ bỏ em có đọc qua, trong đấy cũng có nhắc đến vấn đề đặc điểm kiến trúc của khu này. Theo em việc khu này thỉnh thoảng có cháy nổ và hỗn tạp, khó quản lý là có, nhưng các cmt ít người đề cập đến nguyên nhân này, nếu dẫn được các thông tin rằng số vụ cháy hay mức độ cháy không đáng để bị phá bỏ thì tốt hơn. Đa số đều cho rằng nguyên nhân chính là do chính trị, chính phủ TQ phá dỡ chỗ này để cho dễ quản lý dân Tạng. Một số cũng nói về giá trị kiến trúc và văn hóa của khu nhà này ( em đọc 1 cmt thấy có nói là chỉ phá dãy nhà học viên ở trọ, không phải phá hết cả học viện, nhưng không thấy ai cmt phản đối hay xác thực thêm). Cái này là vấn đề giữa việc phát triển và bảo tồn, như phố cổ HN hay Hội An chẳng hạn, nếu họ xây mới một khu nhà ở kết hợp kiến trúc cổ và lối thiết kế hiện đại, tiện nghi hơn thì cũng không vấn đề gì.

      Bác baitulong up note công kích vào chế độ cũ ở Tây Tạng, em không thích vì nó đi lệch khỏi vấn đề chính. Hơn nữa các thông tin cũng hầu hết là nói lại, như em có tìm hiểu qua rồi thì cũng không lạ. Bên note trước thì bị hố chi tiết Đạt lai Lạt ma là theo 1 dòng họ, có 1 bác chỉ ra rồi, note này thì có nhiều chi tiết giống kiểu tuyên truyền. Mặc dù các thông tin so với một vài bài em đã đọc lúc trước cũng không khác nhau nhưng viết kiểu này đọc rất khó chịu. Bên dưới các cmt cũng không có thêm thông tin nào chỉ ra những chỗ sai, mọi người tập trung chửi rủa bác baitulong tuyên truyền hộ TQ . Ý "bàn về Tây Tạng mà lôi sách Trung Quốc viết ra dẫn chứng" là thuổng từ ý của 1 bạn Triều Tiên hôm trước nói "đưa tin về TT mà dẫn nguồn từ HQ hay Mĩ" :v . Xong bên dưới lại đưa phản biện bằng các tài liệu hướng dẫn truyền đạo của hội Tây Tạng em thấy cũng chẳng khác gì nhau cả. Thông tin nhiều chiều đâm ngược nhau thì sự thật bị xiên ở giữa :v
      Về Phật giáo Tây Tạng em thấy có nhiều điểm giống với Thiên Chúa giáo, đều do những người cầm quyền kết hợp tôn giáo ngoại lai với tôn giáo bản địa để tạo thành một tôn giáo mới, là công cụ của nhà cầm quyền, ở La Mã là Xê da còn ở Tây Tạng là Tạng vương, Đạt lai Lạt ma so với Giáo hoàng thì cũng tương tự.
       
    • @avansutolatsu Xưa đến nay chính trị luôn sử dụng tôn giáo để lôi kéo quần chúng, và tôn giáo cũng cần có chính trị mới phát triển và rộng rãi được.
       
    • @avansutolatsu với nhận thức của em thì không tin cũng không sao. Cũng không chắc là không có chuyện đó. dù e có tin hay không thì nó cũng không ảnh hưởng tới chuyện chuyển thế đầu thai. Cứ theo dõi thêm đã.
       
  • Phần tiếp theo của bài viết này ghi chép việc quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) cứu rỗi Tây Tạng ra sao. Chịu đói giúp dân thế nào. Tôn trọng nền văn hóa và tín ngưỡng quần chúng v..v.v Rồi thì nông nô Tây Tạng sụt sùi cảm ơn trong nước mắt

    Link: http://3t333.blogspot.com/2014/03/bo-mat-that-cua-at-lai-lat-ma-p4.html

    Đến chịu ông, bàn về Tây tạng mà lôi sách Trung Quốc viết ra dẫn chứng. Lần sau có bài nào Trung quốc viết về Việt Nam, bạn nào tag tên tôi vào cho mở mang kiến thức cái nhé.

    Khỏi cần đọc nhiều, nhìn vào cái trước mắt kìa. Một thánh địa Phật giáo không chỉ của riêng Tây Tạng mà đem máy xúc đến phá với lý do chống hỏa hoạn.
  • bạn có nghe tí thông tin gì về Làng Mai ko @bai_tu_long chả hiểu bạn mang bài này ra làm cái gì nữa.
     
  • Mình đọc được 1/3 rồi lướt comment vì đây là hướng viết có lợi cho Trung Quốc. Đoạn lược bỏ chắc sẽ nâng bi quân đội Trung Quốc. Xin lỗi vì không có hứng thú để đọc mà lướt qua và đoán mò. Thôi khi nào có hứng sẽ đọc sau vậy
     
  • thằng bái tử lông này ăn cái lồng gì mà tự dưng sủa lạ thế nhỉ
     
  • Tuyên truyền viên cho Trung cẩu à? O.O cái này hợp để post lên An ninh thế giới 20 năm trước.
     
  •  
  • Thế có định giải phóng luôn Bhutan không nhỉ
     
  • Có khi nào đạo phật là nơi ẩn nấp của người dân Tây Tạng, sau khi bị Trung cộng xâm chiếm? Tôi được biết, sau khi xâm chiếm Tây tạng. Trung quốc tìm mọi cách tiêu diệt, hoặc làm suy yếu tình thần phục quốc của người Tây Tạng( đàn áp không nương tay, điều chuyển binh lính là người tây tạng đi khai hoang, đưa đàn ông vào đồng hóa..vv).
    Chính bởi bối cảnh bị đàn áp tàn bạo ấy ,người Tây tạng không còn gì ngoài dựa vào đạo phật. Một phần nương tựa tâm lý, và một phần ẩn nấp chờ thời cơ phục quốc. Sự kiện Lar lungar có thể phần nhiều là chính trị chứ không phải cái lý do cháy nổ như Trung quốc tuyên bố. Có thể họ ( Trung quốc) đã phát hiện ra điều gì đó trong tổ chức của Latma nen họ mới tìm cách dỡ bỏ thành trì này
     
  • Nói vậy để thấy nếu quả thực bài viết lấy dữ liệu từ Trung quốc thì cần nghiên cứu thêm
     
  • Muốn biết về nguồn gốc Phật giáo Tây Tạng các bạn có thể tìm hiểu qua sách của Thầy mềnh. Cái các nói này của ông Bái quả thật rất mắc cười. Cũng giống như lấy những sai lầm thời Trung-Cận Đại của Công giáo rồi qui chụp Đạo Thiên Chúa là tà quyền, rằng Đức giáo hoàng là tay hoang dâm vậy. Ông Bái rất chịu tìm hiểu và phản biện, nhưng là tìm hiểu từ Cơm Sườn, nên phun những lời bịa đặt vô liêm sỉ của Cơm Sườn ra cho đồng bào mà thôi.
     
    • @mrxxx Tìm hiểu từ nguồn của chính quyền Trung quốc, và tìm hiểu từ nguồn của Phật giáo, âu cũng là 2 thái cực mà thôi.
       
    • @goldensea80 Mình dùng nguồn gốc không dùng từ hiện thực. Không hề có một thứ nguồn gốc mật tông (hay tôn giáo nào) từ ông vua ông chúa cả, trừ đạo thánh Marx . Việc ông Bái lập luận thế này không khác việc đồng nhất những điểm bất cập của các tôn giáo, mà vốn dĩ là tôn giáo nào cũng có, với bản chất của tôn giáo. Một kiểu lập luận đoạn kiến vô thần, trưởng thành từ lò đào tạo mà ai cũng biết. Thế giới này, lập luận kiểu này chắc chỉ còn Việt Nam và vài nước nào đó mà thôi.
       
    • @mrxxx Bác có biết Jê su có gốc gác là vua Do Thái, Phật tổ vốn là hoàng tử của một nước?
       
    • @mrxxx Ngược lại, những nhà vô thần nổi tiếng đều là những học giả xuất sắc từ lò tư bản mà ra. Họ là những người bước qua được những mớ giáo điều được nhà thờ và ngay cả các bậc cha mẹ nhồi vào óc từ khi còn bé, để làm được điều đó cần có kiến thức sâu rộng và cả sự dũng cảm nữa.
      Việt Nam chỉ có cái vỏ vô thần chứ đại bộ phận từ dân đến quan đều mê tín cả.
       
    • @goldensea80 được cái là mỗi khi phản biện mê tín cứ đem XH Tây ra nói là các cụ im thim thít (nhưng vẫn mê tín như cũ, chỉ là ko phản biện lại được thôi)
       
    • @avansutolatsu Ý em ở đây là không có kiểu của ông Bái nói ông vua để trị dân mới du nhập Phật giáo vào. Sorry bác nói không hết ý
       
  • Không còn nghi ngờ gì, ông Bái là do quân Trung cộng phái qua linkhay. Nói mình công kích cá nhân thì cũng chịu, đây ko phải là lần đầu.
     
  • Từ khi post xong bài này, ông Bái chắc lạy luôn không dám vào đọc lại. Bị chửu cho ko ngẩng lên được
     
  • @bai_tu_long

    Thử tưởng tượng năm 2030, có 1 bài viết đại loại thế này:
    "Việt Nam là một chế độ toàn trị ở phía Nam Trung Quốc. Quan chức Việt Nam là những kẻ tham nhũng thối nát, dân chúng đói khát bất mãn nhưng dưới sự cai trị độc tài của những kẻ tự khoác lên mình cái danh cộng sản nhưng lại tệ hơn cả tư bản....cho đến khi quân PLA tạo các cuộc cách mạng từ bên trong... người dân Việt Nam đã rất vui mừng được trở về đất mẹ Trung Hoa...."

    Nói cho công bằng, đọc bài viết rất lôi cuốn và sinh động. Anh cũng tin là có những sự thật trong đó, nhưng ngược lại, qua giọng văn có thể thấy mùi của propaganda quen thuộc. Dĩ nhiên, ở góc độ chính trị, thì việc tuyên truyền anti và pro là có thể hiểu, nhưng chuyện lấy một bài viết tuyên truyền để justify sự xâm lược của Trung Quốc làm sự thật và tin hoàn toàn nó có vẻ có vấn đề.

    Nói chung, anh không tin rằng Tây Tạng trước kia là một Shangrila và chắc chắn nó có nhiều vấn đề, Việt Nam trước kia và bây giờ cũng thế, còn Trung Quốc trước kia? Well, nếu viết một bài tuyên truyền chửi chắc không hề khó. Nhưng chuyện mang quân xâm lược một dân tộc khác, ở thời điểm hiện tại là điều cần lên án. Dĩ nhiên chuyện đó trong lịch sử đã từng là chuyện bình thường, Việt Nam cũng không ngoại lệ, nhưng có những thứ nên vĩnh viễn cho vào bảo tàng.
    • @bai_tu_long
      Nếu chú thực sự nghiêm túc về chủ đề này, thì đọc hết cả argument từ 2 phía, vì đây là một chủ đề tranh cãi.
      https://ltus.me/VqG
      (Wiki không phải là nguồn tham khảo chính thống, quan trọng là trang này dẫn đến các tài liệu tham khảo khác ở dưới)
       
  • Tôi không thích bài viết này. Bình thường khi đọc trên mạng, nếu không thích thứ gì đó, tôi sẽ im lặng và bỏ đi, nhưng tôi thấy sự phiến diện hoặc cố tình phiến diện đầy ác ý trong bài viết này.

    Là một người trưởng thành, chúng ta luôn muốn có cái nhìn toàn diện về sự việc. Tức là, bất kì sự kiện nào đều phải đặt vào hoàn cảnh lịch sử của nó, đó mới là căn cứ để đánh giá nó tích cực hay tiêu cực, chứ không phải là nêu cái kết quả và mặc nhiên khiến người đọc lấy tiêu chuẩn của một người không hiểu biết tình huống để đánh giá.

    Để tôi lấy ví dụ nhé:
    "Có một đất nước, năm 1945, đang còn sống trong bần cùng, theo ước tính có khoảng 400.000 đến 2 triệu người đã bị chết đói tại miền bắc, trong khi tại miền Nam, người ta vẫn lấy gạo thừa để làm nhiên liệu đốt tàu hỏa thay than.

    Có một đất nước, từ năm 1945, đã trải qua 30 năm liên tục chiến tranh, từ chống lại quân đội của nước khác đến việc hai chính phủ của 2 chế độ tại hai miền Nam - Bắc nội chiến mà không phải chọn giải pháp Tổng tuyển cử thống nhất. Dồng thời chịu sự tàn phá khủng khiếp từ nó mà không phải một giải pháp nào ông hòa hơn. Đơn cử, theo số liệu được thống kê bởi chính phủ Mỹ, trong chiến tranh phá hoại ở miền Bắc VN, bình quân một người dân phải chịu 45,5 kg bom đạn, 1km2 chịu 6 tấn bom đạn. Tỉ lệ này lớn hơn nhiều so với một số nước bị thiệt hại nặng nhất trong chiến tranh thế giới thứ hai, cụ thể là: Đức: 1 người/27 kg, 1km2/5,4 tấn; Nhật Bản: 1 người/1,6 kg, 1km2/0,43 tấn

    Có một đất nước mà nền kinh tế sau chiến tranh là sự kiệt quệ, sắn, khoai là lương thực chủ yếu, kinh tế đình trệ, lạm phát phi mã, tỷ lệ nam nữ chênh lệch cao, điều đó thể hiện rõ nét ở các vùng nông thôn, khi tỷ lệ phụ nữ có khi lên đến 56 %, thậm chí với nữ giới ở độ tuổi 20-24 và 25-29 còn cao hơn thế, có thể tới 65-75%, vì những người đàn ông phần lớn đã cầm súng phục vụ chiến tranh, có nhiều gia đình thậm chí đã không còn người đàn ông nào vì chiến tranh, một phần lớn trẻ em thất học, trại cải tạo đầy ắp lính chế độ cũ, tội phạm, tình trạng trị an rối ren, trộm cướp hoành hành.

    CÓ một đất nước sau cuộc chiến tranh đẫm máu dài hơn 30 năm, lại tiếp tục chiến tranh với 02 nước láng giềng, từng bị các quốc gia trên thế giới phản đối, bị gọi là xâm lược, là phi nghĩa, bị cấm vận gần 20 năm,..."

    Thế đấy, nếu chỉ lấy kết quả và đem ra bàn luận mà không hiểu hòa cảnh của nó, thì cái mà ta cho rằng cũng chỉ là một thứ ảo ảnh vặn vẹo đầy ác ý.

    Người đọc cần một người viết tỉnh táo, còn người viết thì cần thận trọng khi đặt bút.

    (Các thông tin khác đã check theo các phương pháp có thể , nếu bạn nào thấy có thông tin sai, rất vui lòng tiếp nhận)
    • @rikly cách viết phổ thông bây giờ thì sẽ nhìn thấy ngược lại luôn, mặc dù cùng sự kiện nhưng thêm vào những từ có tính định hướng cảm xúc thì đọc lên thấy khác hẳn
       
    • @avansutolatsu Giờ đọc báo cũng thấy mệt mỏi, vì đoc xong có khi lại phải nghĩ vài cái thuyết âm mưu đằng sau cái mình đọc. Thôi thì ta tìm sự yên bình ở mông, vếu, và Kênh Anh em vậy
       
    • @rikly Ở làng nọ có 2 gia đình nghèo là anh V và anh T luôn bị các gia đình địa chủ bắt nạt.

      Nhà anh T thì bị nhà anh C và U xúm vài chia chác mà không phản đối, sau đó bị anh C bắt làm đàn em và cải tên họ thành nhà anh C. Hiện giờ giai trưởng nhà anh T phải đi lang thang muốn khôi phục gia tộc nhưng bất khả.

      Nhà anh V thì hết bị nhà anh C, đến anh F, đến anh A muốn bắt làm đàn em nhưng quyết không khoan nhượng, đánh lại đến sứt đầu mẻ trán, xong rồi lại bị các anh kia trù úm không ngóc đầu lên được.

      Và rồi, trong nhà anh V, một nhóm chửi nhà anh T hèn, một nhóm lại xét lại chính mình ngu, thà cam phận đi đỡ bị đánh bầm dập.

      Nhìn ở ngoài vào thì cả nhà anh V và T đều đáng thương cả. Và 2 luồng ý kiến trên đều là dạng tâm lý đổ lỗi cho nạn nhân (blame the victims).

      (Các thông tin khác là giả tưởng nên không thèm check, nếu bạn nào có giả tưởng hay hơn, rất vui lòng tiếp nhận)
    • @goldensea80
      Nói chung chuyện của Tây Tạng là chuyện của Tây Tạng, không nên đá sang chuyện của Việt ...

      Em vừa đọc thấy thông báo bình luận mới, ấn vào xem thì đã thấy sửa rồi
       
    • @avansutolatsu Tự nhận thấy đó là ngụy biện tấn công cá nhân nên xóa
       
  • Èo, mạnh được yếu thua & thằng thắng viết lịch sử.
     
  • Đọc lướt qua 1 đoạn, thấy nâng TQ lên biết là đéo đúng rồi.
  • éo hiểu sao lên hot
     
  • Chắc copy từ dlv, nâng b cho xxx là nghề của các anh ))
     
  • Nam mo a di da phat
     
  • Đề nghị có nguồn cho các dẫn chứng. Các ghi chép mang dáng vẻ lịch sử nên có nguồn để đào sâu thêm và kiểm chứng.
     
Viết bình luận mới
Website liên kết