Avatar's bai_tu_long

Ghi chép của bai_tu_long

Tử vi và ngụy khoa học


Tử vi phương Đông, chiêm tin Phương Tây lấy căn nguyên từ cái nhìn về vũ trụ của người xưa. Rằng mặt trời, mặt trăng di chuyển trên vòm trời cố định với các ngôi sao là các vị thần có ảnh hưởng đến sối mạng của con người.

Với nhận thức về vũ trụ hiện tại, việc tin vào tử vi, chiêm tinh không khác nào một đứa trẻ lớn rồi vẫn tin vào ông già Noel cả. Ấy thế nhưng tôi đoán rằng 10 người đọc status này, chắc 9 người tin vào tử vi ít hay nhiều. Đấy là là điều thú vị!

Có nhiều lý do tại sao mọi người lại tin tử vi, chẳng hạn
- Hiệu ứng tâm lý đám đông - nhiều người tin nó hẳn nó đúng
- Hiệu ứng placebo - kiểu uống thuốc giả dược, khi nó không có tác dụng thì không ai để tâm, nhưng nếu tình cờ nó đúng thì nhớ rất lâu
- Hiệu ứng Barnum - nhiều lời phán của tử vi rất mơ hồ và chung chung nên đúng với đa số tất cả mọi người
- Hiệu ứng ngụy khoa học: Cả một hệ thống lý thuyết tính toán rất hoành tráng và phức tạp được thiết lập (mặc dù nó không có cơ sở khoa học và cũng không được kiểm chứng, nhưng ai thèm quan tâm?). Nó có mấy tác dụng. Thứ nhất, do tính toán phức tạp nên cảm giác đáng tin cậy. Thứ 2, nếu thầy tử vi phán không đúng, đơn giản là đổ tại trình thầy còn non kém chứ không phải do phương pháp.

Đôi lúc, nghe dân tình chửi bới Trung Quốc và các tật xấu của Trung Quốc. Nhưng những thứ mê tín nhập khẩu từ Trung Quốc, chúng ta lại áp dụng nhiệt liệt, đó không phải là điều đáng cười sao?


Via@Goldensea80 https://www.facebook.com/haibuihoang/posts/10153825323976376


Quan điểm cá nhân : Bất kỳ hệ thống lý thuyết nào đeo mác khoa học mà không thể chứng minh, đều xếp vào dạng ngụy khoa học . 

Còn niềm tin ư . Những kẻ cộp mác tri thức vẫn có niềm tin lớn vào khả năng trị bệnh của sừng tê giác đó sao. Dù liều lượng, cách dùng, nhóm bệnh điều trị chẳng bao giờ được thiết lập . Thậm chí, xét về phương pháp , tính hệ thống và bài bản của nó còn kém cách mấy thầy cúng vùng cao cúng bắt ma trị bệnh . 

2818 ngày trước · Bình luận · Loan tin
CONGTM09 , cuong205a4 người nữa
·  

27 bình luận

  • Còn hiệu ứng hay lý thuyết gì đó mà em cũng không biết gọi tên là gì. Ví dụ: tử vi phán: như anh có dấu hiệu/sinh vào năm này giờ kia thì sau này sẽ thế này, thế kia. Anh ta tin như vậy, những người xung quanh cũng tin vậy, rồi dần dần hành động, suy nghĩ của anh ta sẽ hướng theo "lời tử vi", rồi sau đó anh ta cho là tử vi nói đúng, rồi lại càng tin hơn, hành động, suy nghĩ lại tiếp tục hướng sâu hơn theo tử vi... Người xung quanh thấy vậy cũng tin theo, suy nghĩ, hành động cũng theo tử vi....
    Một vòng xoáy không có kết thúc.
     
    • @tushai hiệu ứng tin cái gì thì cái đó thành sự thật @thinker
       
    • @ohisee cái này hả bác

      Không liên quan. Có chuyện này hay.

      Ngày xưa em với thằng bạn cãi nhau. 1 đứa thì cho là cứ "tin chắc chắn" vào điều gì thì nó sẽ xảy ra. Đứa bảo ko - "thế tin cái thìa biết bay thì nó bay chắc?". Đứa kia hạch "nhưng mà mày có thực sự tin thìa biết bay đâu, mày không tin mà, nên làm sao nó bay!".

      Đến giờ cũng chả biết ai đúng .
       
    • @thinker trò bói chén chính là đỉnh của đỉnh để minh chứng cho cái hiệu ứng 2 bác muốn nhắc đến
      Hồi cấp 1 em bị dụ chơi, mấy đứa gà gà bị "thần chén" vạch mặt hết tên người yêu các thứ. Có mỗi em tỉnh táo, toàn chỉ loạn xạ
       
    • @TusHai bói chén thế nào nhỉ chỉ nghe thiên hạ đồn thổi là nó tự chạy ?
       
    • @jen0504 nó chạy đó, sợ lắm, lộ hết bí mật đó
       
    • @Jen0504 ai đó trong hội đi ăn trộm một cái chén, sau đó chủ hội khấn vái, đặt chén lên một tờ giấy, trên một mặt phẳng trơn, kêu gọi thần linh, ma quỷ các kiểu đến, chú ý là tầm 11-12 giờ đêm. Tất cả đều phải tập trung, "thành tâm" kêu gọi thần linh. Trên tờ giấy vẽ ô "có","không", các chữ cái. Chén up đặt ở giữa. Mọi người đặt tay lên đít chén. Kêu xong xuôi thì nếu "thần hiển linh" thì chén sẽ chạy, có thể là vào ô có.
      Mọi người đều được nhắc là không được di tay, chỉ chạm lên đít chén thôi, còn đâu "thần linh" sẽ "điều chén" theo ý của "thần linh".
      Nói chung là sau khi đặt câu hỏi xong, khéo léo một chút, với một người chỉ cần biết được "bí mật" của người đó, mình điều chén theo hướng đó, các câu sau đa phần là người đó tự phun ra hết, mình không cần tham gia gì cả. Mấy người tham gia sau thì chả cần phải mình mồi, thấy người trước "linh" quá, cứ thế tự khai ra, mà vẫn có tiếng là "thần chén" phán chuẩn
       
    • @TusHai ah ra thế, xua tụi bạn nó cứ hùng hồn bảo chén nó tự chạy.
       
    • @thinker
      Sách thinker ngày trước toàn mua ở bến xe, bến tàu mỗi lần về quê, sau đó rồi ngâm cứu lòe anh em. Mỗi lần chạy qua chỗ trọ lại nhét lá số qua khe cửa bảo đọc đi... Hị hị
       
  • Link liên quan: http://linkhay.com/tu-vi-theo-cach-mang-cut/1202309#anchor-c1307036
     
  • Cái tử vi này rất nhiều TS (KHTN) ở các viện NC của NN bỏ hàng (chục) năm cuộc đời theo đuổi, nhiều TS khác (cùng viện chẳng hạn) tuy ko NC nhưng cũng tin theo, một số TS khác tuy không tin nhưng ko dám phản bác (ko đủ khả năng phản bác, vạ vào thân). Đấy là cái mình biết, còn nếu đếm cả cái cái mình chưa biết thì mình đoán là nhiều hơn
     
  • Các bác càng đầu tranh, nó càng nổi tiếng ahyhy
     
  • Tôi chỉ biết rằng những người đã có nhiều năm nghiên cứu về tử vi chẳng ai dám phê phán, phản bác tử vi cả. Không biết bác Bái nghiên cứu tử vi được bao năm rồi mà share bài viết này.
     
    • @kedienro Cái gốc của tử vì là căn cứ vào ngày, giờ sinh. Nhưng bản thân giờ đã là thứ mang tính quy ước, phụ thuộc vào chính trị (ví dụ cả Trung quốc cùng 1 múi giờ, VN cũng đổi múi giờ liên tục giữa GMT7, 8 và cả 9 - tham khảo: https://ltus.me/U5o)

      Vậy thì tử vi của các bác tính giờ sinh theo giờ quy ước hay có đổi ra giờ thiên văn không? Nếu theo giờ quy ước thì khoa học nỗi gì? Đổi ra giờ thiên văn chắc là cần cả vị trí sinh, lịch sử... chẳng thấy ai hỏi e cái đó khi xem tử vi cả.

      Mời bác phản biện!
       
    • @queue Những người tin vào tử vi họ không tư duy bằng logic, tranh biện vô ích.
       
  • Phát biểu về 1 điều mình ko hiểu rõ thì không nên. Bỏ ra vài năm nghiên cứu thì sẽ ko còn dám phát ngôn thế nữa đâu.
     
  • Hihi trình độ về khoa học và huyền học của anh cũng ngang với trình độ chính trị vậy.
     
  • Xin phép. Em thì không thông tử vi. Nhưng em thấy các bác phản bác, chê bôi tử vi là hơi sai lầm. Không phải cái gì trên thế giới này đều có thể soi chiếu bằng khoa học. Bởi ở góc độ nào đó thì khoa học cũng là một dạng của tín ngưỡng. Tử vi hay học thuyết âm dương, nói theo triết học thì bản thể nó là duy vây ( vì thế quan của nó được hình thành bởi vật chất, không phải được tạo ra bởi thánh thần). Tử vi là hệ thống thống kê, quy nạp của người xưa và lấy thiên tượng ( sao và các chòm sao...) làm biểu tượng. Do thuở sơ khai con người còn mông muội và còn nhiều tính hoang dã nên các nhà học thuật thường lồng ghép hoaawc cố tình huyền bí hóa để nhằm khiến con người thiện hơn hoawcj an phận hơn. Cứ như vậy mà so với bộ môn khoa học ngày nay thì tử vi làm cho đại bộ phận đều thấy nó huyền bí khó hiểu hoặc uu minh minh. Cá nhân em qua tìm hiểu đôi chút thì vẫn tin vào tử vi đặc biệt là âm dương ngũ hành. Bởi em thấy nó đúng và ngay cả khoa học ngày nay cũng đã có rất nhiều điểm trùng hợp với kiến thức cổ xưa. Ví như phải kể đến 64 mã gien tương ứng với 64 quẻ dich, hay vạch âm dương trong trong toán nhị phân...
     
  • Nếu phản bác các căn cứ phi khoa học của tử vi thì có nên tiện thể nhắm luôn đến 1 vấn đề tương tự khác là kinh Dịch hay không? Kinh Dịch cũng như tử vi, chỉ căn cứ vào Hà Đồ và Lạc Thư , hay nói đơn giản hơn là căn cứ vô cái mu rùa (còn nhảm hơn là căn cứ vô mặt trời và mặt trăng nữa). Thế nhưng vẫn có người thành công rực rỡ khi dựa vào lý thuyết của kinh Dịch để dự đoán rất đúng về tương lai. Đó chính là Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đừng chụp mũ khi cho rằng trường hợp của Trạng Trình cũng chỉ là một thí dụ cụ thể của hiệu ứng placebo mà thôi nhé ?
     
  • Quan điểm cá nhân : Bất kỳ hệ thống lý thuyết nào đeo mác khoa học mà không thể chứng minh, đều xếp vào dạng ngụy khoa học .

    Cái này em nghĩ là mọi người tự gắn mác cho nó chứ @@?
     
  • Con người bây giờ ngu dốt hơn con người ngày xưa. Đặc biệt là cái định hướng phát triển khoa học bây giờ nó cũng làm cho con người ngu đi khi mà những gì không thể giải thích lại bị cho là không có thực.
    Ngày xưa người ta nghiên cứu về bản chất của sự việc, còn bây giờ con người chỉ nghiên cứu được cái mặt ngoài của sự việc mà thôi.

    Về mặt bản chất, khoc học là nghiên cứu những cái thuộc về tự nhiên, những cái đấy đã có sẵn rồi con người chỉ tìm ra chứ không phải tạo ra nó, không giải thích được là vì không đủ hiểu biết, nhưng lại mặc định không giải thích được là không có thật thì đấy là ngu dốt.

    Còn như ông gì nói ở trên bảo rằng cái gốc của tử vi dựa vào ngày giờ sinh thì cũng đúng nhưng chưa đủ, có điều ông đem áp nó vào cái giờ GMT thì lại sai, giờ GMT là cái quy chuẩn của ông nghe theo chứ người xưa người ta không dùng cái đấy.

    Thêm nửa là con người bây giờ tư duy bị bó buộc vào cái gọi là logic, nó chẳng khác gì tự vứt mình vào 1 cái hộp để rồi cứ lẩn quẩn trong đấy.
    Bằng chứng là cho đến bây giờ, không chỉ ở phương đông mà cả phương tây có rất nhiều việc mà con người không thể giải thích là người xưa đã làm như thế nào.
     
  • Nếu tranh cãi vấn đề này thì chẳng khác gì Neil deGrasse Tyson nói rằng ông chắc chắn rằng Thượng đế của Thiên Chúa Giáo thì không tồn tại, nhưng ông không dám khẳng định rằng con Unicorn là không tồn tại đâu đó trong vũ trụ. Tranh luận về một vấn đề mà không đủ điều kiện để nói nó [Tử Vi] là đúng hay sai, vì không có ai đủ dẫn chứng chứng minh nó Đúng hoặc nó Sai thì cuối cùng không đi đến đâu.
     
Viết bình luận mới
Website liên kết