Avatar's TanNg

Ghi chép của TanNg

Hiểu sự đặc sắc của mình giúp mình tiến lên xa hơn

Tranh manu_mapu có điểm rất lạ là nó như không phải con mắt của người nhìn vào tranh, mà là một creature nào đó khác với con người nhìn vào, từ đó nó cho mình thấy một cách nhìn khác vào thế giới, cách nhìn khác vào những phong cảnh mà ta vẫn nhìn thấy. Chính vì vậy nên dù tay vẽ chưa cao, nhưng tranh vẫn có một sự thu hút đáng kể.

Tập trung quá nhiều vào cải thiện điểm yếu sẽ giúp mình bớt kém đi, nhưng khó tạo nên sự đột phá. Thậm chí nó có thể gây ra tác hại là khiến các sản phẩm của mình trở nên "bình thường" như mọi người, vì việc rèn luyện những thứ phổ biến với những người phổ biến sẽ dần định hình cách nhìn của mình cũng phổ biến giống như mọi người, che lấp khả năng nhìn thấy và tạo ra những thứ khác biệt mà chỉ riêng mình có.

Hiểu sự đặc sắc của mình giúp mình đầu tư vào những thứ giúp mình tiến được xa hơn. Luyện kỹ thuật chung lên cao là việc cần thiết, nhưng cẩn thận đừng để  nó làm mất bản sắc riêng của mình.

P/s. Rảnh rỗi sinh nông nổi, góp ý lung tung mà không cần biết góp ý có giá trị với người ta không :)
2819 ngày trước · Bình luận · Loan tin
kevinkien , thund7 người nữa
·  

22 bình luận

  • Còn phải đợi xem @manu_mapu có tiến xa ko đã
     
  • Làm sao để nhận ra đặc sắc của mình để bồi đắp đúng hướng, thay vì ảo tưởng mình tài năng một cách sai lầm ạ?
     
    • @tushai

      Câu hỏi rất hay. Chắc không cần phải viết bằng lời của mình, mà bạn có thể tìm được câu trả lời trong mấy đáp án sau đây.

      Lời giảng của Chúa Jesus: https://ltus.me/dOw

      hễ cây tốt lành thì sinh quả tốt lành, cây độc thì sinh quả độc

      Trong các phát ngôn của anh Hùng Viettel https://ltus.me/d4E

      1 trong 8 giá trị cốt lõi văn hóa Viettel là “lấy thực tiễn để kiểm nghiệm chân lý”, “Điều chỉnh theo thực tiễn”

      Trong bài tử vi của Măng cụt https://ltus.me/ekM

      Nguyên tắc thực tiễn. Kết quả thực tế quyết định lý thuyết. Nếu lý thuyết khác thực nghiệm thì mở rộng suy nghĩ để điều chỉnh lại lý thuyết cho phù hợp. Điều này đặc biệt quan trọng khi giải quyết các vấn đề còn tranh cãi (ví dụ: tháng nhuận, sinh ở múi giờ nước ngoài) -> không được dùng lý thuyết để áp đặt, vì lý luận vốn “linh hoạt”, ngược hay xuôi rồi cũng đều tìm ra cách lý luận được hết.
    • @TanNg em nghĩ vẫn chưa đủ thuyết phục. Con đường đến với đỉnh cao thường trải qua nhiều khó khăn thử thách. Nếu 1 người tài năng, nhưng chưa được rèn rũa, không nhận ra được thế mạnh của mình, sẽ khó đi đến đích. Ngược lại, một người bị ảo tưởng, lại cho rằng khó khăn chỉ là nhất thời và cứ đâm đầu theo con đường mà vốn không phải thế mạnh của họ, làm sao để họ tỉnh táo trở lại?
       
    • @tushai Đặt câu hỏi sai, tự dưng câu trả lời cũng sai. Bạn cần thuyết phục để làm gì? Đây đơn giản là một bài học từ rất nhiều người, không phải là quy luật bất biến. Biết về nó tốt hơn là không biết về nó. Hãy sử dụng nó, nếu thấy hữu ích, và hãy không sử dụng nó, nếu thấy không hữu ích.
       
    • @tushai Biết mình, biết người, trăm trận không bại
      Biết mình, không biết người, trận được, trận thua
      Không biết mình, không biết người, trận nào cũng bại
      (Tôn Tử)

      Nếu tài năng thì điều đầu tiên phải biết mình(nếu không biết mình thì chưa gọi là tài), biết người mới chỉ là có tiềm năng thôi.
      Người có tài thì không bao giờ ảo tưởng, vì họ biết mình rõ mà. Chỉ là chưa biết mình như nào mà nhận nhầm cái biết người(và vật xung quanh) là tài thì chưa đủ.

      Biết mình là khó nhất. Vì cái ảo tưởng về mình nó luôn chiếm 99% thời gian.
       
    • @vannhan Bạn ấy đang phản biện phương pháp phân biệt thế mạnh hay ảo tưởng, chứ không phải là phản bác lại quan điểm gốc cho case của bài viết.
       
    • @tanng Ở trên bạn ấy có nói
      Nếu 1 người tài năng, nhưng chưa được rèn rũa, không nhận ra được thế mạnh của mình, sẽ khó đi đến đích


      Em bảo như vậy là chưa tài, nếu tài thì phải biết mình, biết mình thì tự sẽ phân biệt được đâu là thực sự tài, điểm mạnh, đâu là ảo tưởng.

      Hầu hết chúng ta đều không biết mình. Hoặc quá tự tin, hoặc quá tự ti
       
    • @vannhan Dùng từ thôi, bạn ấy viết thế, nhưng ý bạn ấy là tiềm năng. Cái khó nhất đúng là unlock tiềm năng ra.
       
    • @TanNg vâng, làm sao để khai phá hết tiềm năng của mình, dần biến nó thành tài năng thực sự
       
    • @tushai Quan sát, theo dõi mình nhiều vào, thay vì quan sát ra bên ngoài
       
    • @tushai, @vannhan

      Hành động và quan sát hành động, quan sát kết quả mang lại, quan sát tiến bộ, quan sát cảm giác thỏa mãn. Quan trọng nhất là phải hành động, hành động và hành động. Không có hành động thì không có quan sát, có hành động thì dù cố ý hay không vẫn có quan sát.

      Để ý comment bạn @mapu_mapu bên dưới đấy, phản ứng đầu tiên là "vẽ nhiều hơn" để nét bút nói lên được cảm xúc.
    • @tanng Cách của bác là try and error, kiểu khoa học thí nghiệm, công nhân, chưa tinh tế lắm
       
    • @tanng
      Bước 1 là: Quan sát mình thật nhiều
      Bước 2 là: Đi tìm thầy để học hỏi, thầy tốt, nhảy vào hành động luôn thì tốn thời gian lắm, error lỗi rất nhiều. Tốn sức, tốn thời gian
      Bước 3 là: Tìm 10 ông giỏi nhất thuộc topten của lĩnh vực đó và học, 10 ông giỏi bằng mình để học tiếp'
      Bước 4 là: Hành động, giảm lỗi nhiều hơn
       
    • @vannhan nhưng không nhiều ng có điều kiện để quan sát được nhiều, học thầy giỏi
       
    • @tushai Khi người học trò sẵn sàng thì người thầy sẽ xuất hiện.

      Điều đầu tiên bạn phải khởi lên sự ước ao gặp, sau đó vũ trụ sẽ vận hành theo cái mong muốn ấy của bạn
       
    • @vannhan câu cuối em nghe quen quen... hình như là Nhà giả kim?
      Còn
      Khi người học trò sẵn sàng thì người thầy sẽ xuất hiện

      thì bác nghĩ sao về lũ trẻ ở vùng cao? Em không nghĩ là chúng ít có tiềm năng? Nhưng ít đứa có cơ hội và thầy để biến nó thành tài năng.
       
    • @tushai Nếu những đứa trẻ ở vùng cao có bé nào khởi lên được sự ước ao: "Ta sẽ được học hành tử tế, ta sẽ được gặp người có trí, ta sẽ gặp người giàu có để học hỏi"--> Thì cuộc đời nó có thể không thành người có trí, giàu có, nhưng ít ra nó sẽ tốt hơn rất nhiều nếu nó không khởi lên sự ước ao. Nó sẽ giỏi hơn, giàu hơn so với không có sự ao ước. Sự ao ước cháy bỏng ấy thôi thúc nó sẽ biết phải nên gặp ai và làm gì.

      Nhưng sinh ra làm trẻ vùng cao, đã là sự thiệt thòi: Môi trường rất quan trọng. Khởi lên sự ước ao, còn hiếm hơn.
    • @TusHai ý tứ mình thấy tương đồng khi giáo dục dạy con, thay vì tập trung khắc phục điểm yếu của con thì phát huy điểm mạnh.
       
  • Khi được đọc bài này, điều đầu tiên e nghĩ đến là vẽ nhiều hơn. Nét bút sẽ nói lên được cảm xúc lúc này. Cảm ơn anh đã chia sẻ và góp ý cho e thật nhiều.
     
  • E thấy cái này của bác TanNg đúng. Nhưng để nhận ra điểm mạnh yếu của mình thường phải trải qua một khoảng thời gian nhất định. Hoặc do người khác nhìn nhận rồi định hướng ( như cha mẹ, thầy cô...). Thông thường em thấy lúc trẻ đa phần là ảo tưởng sức mạnh, nên ít khi tự suy xét hoặc nhận ra sở trường sở đoản của mình ( có lẽ vậy mà các cụ có câu " tam thập nhi lập" là vậy). Đại đa số đều đi theo một lộ trình nhất. Người trải nghiệm nhiều thì sớm hơn một chút, và ngược lại l
     
Viết bình luận mới
tag Nhắn đến
map
Website liên kết