Avatar's vietnamnet_ict

Ghi chép của vietnamnet_ict

Về xu hướng "nghiện phân tâm"

Chủ đề "nghiện phân tâm" mà @kekin mới gửi link (http://linkhay.com/nghien-phan-tam/1073396) thật ra rất hay, nhưng mình lỡ tán nhảm từ đầu nên thành ra link ko có thông tin hữu ích, giờ nói nghiêm túc chút vậy :)

Đây là xu hướng rất đáng lưu ý và các công ty Internet lớn như FB, Google, Twitter,... họ biết rõ điều này, họ nghiên cứu kĩ, tận dụng nó và thậm chí có thể âm thầm thúc đẩy nó.

Google sử dụng một từ mình thấy khá hay liên quan tới chủ đề này là "micro-moments", nghĩa là người dùng Internet hiện nay truy cập liên tục nhưng ngắt quãng thành rất nhiều khoảng thời gian ngắn. Người làm Internet phải làm sao để luôn cung cấp được liên tục các thông tin hữu ích thể giữ chân người dùng, lôi kéo họ quay trở lại và qua đó điều khiển họ (FB làm tốt việc này, Google cũng có cách riêng của họ).

Cách tiếp nhận thông tin của người dùng Internet theo đó hiện nay cũng đã thay đổi, họ tiếp nhận liên tục rất nhiều thông tin và ko đủ để kịp xử lý toàn bộ bằng "ý thức", khối thông tin này chui vào "tiềm thức" và được xử lý tiếp ở đó. Tổng thể các thông tin này tích lũy liên tục và dần dần hình thành tri thức theo một cách mới so với trước đây.

Và khi nhiều thông tin ko được xử lý thông qua "ý thức" thì trực giác dần dần phát triển hơn, nghĩa là có những việc sẽ biết là nên làm theo cách nào tốt, cách nào đúng mà ko dựa nhiều trên lý trí, logic.

Tuy thế, ngoài các ông lớn Intenet thì hiện nay thói quen mới về tiếp nhận thông tin này của người dùng Internet phần lớn chưa được khai thác, trong khi đáng lẽ nó phải được hiểu và khai thác ở mọi lĩnh vực.

Ví dụ với báo chí thì phải viết ngắn gọn, chia thành nhiều phân đoạn (paragraph) ngắn, giống như note này hoặc tham khảo cách viết của BBC Vietnamese mình thấy là tốt nhất.

MXH thì hãy chú ý xem FB đang liên tục đẩy nội dung mới vào như thế nào để kéo người dùng liên tục quay lại, và ko chuyển micro-moment sang ứng dụng khác.

Học tập thì xem Duolingo chia nhỏ bài học để học mọi lúc thế nào. Sách thì đừng viết dài nữa, hãy chia nhỏ thành hàng trăm bài đọc ngắn để tạo ra tri thức tích lũy mỗi ngày (Ai sẽ đi tiên phong nhỉ?),...

Đại loại là như thế, xu hướng này đã và sẽ tiếp tục diễn ra. Nếu ko chống cự được, tốt nhất chúng ta hãy tận hưởng nó. Nếu thử chú ý, có thể bạn sẽ tạo ra những thứ mới thay thế các thứ vẫn dựa trên thói quen cũ của người dùng trước đây, hoặc đưa xu hướng này vào trong những gì bạn đang làm để phục vụ người dùng tốt hơn.

(À mà những gì mình viết trong note này cũng chẳng hiểu từ đâu ra, nó được tích lũy từ hàng trăm micro-moments đọc loăng quăng đâu đó trên Internet :D)
2791 ngày trước · Bình luận · Loan tin
·  

13 bình luận

  • Nhận xét của bạn nhiều cái rất hay, nhưng vì cái ý nếu ko chống cự được, thì hãy tận hưởng nên mình phải quay lại chủ đề chính là "nghiện"

    Trong bài có đoạn về y học đại ý thế này: hiện tượng này có xu hướng gây nghiện vì cơ chế hoạt động của não là bị kích thích khi sung sướng, và lần sau sẽ muốn sung sướng lần nữa, cứ thế ngày càng nặng không thoát ra được.

    Vậy nên nếu nó có hại tới cuộc sống của bạn, vì cuộc sống không chỉ mãi mãi gói gọn là online và check mail thì phải xem xét để thoát ra khỏi nó sớm chứ không nên suy nghĩ rằng "không chống lại được thì tận hưởng", vì khi bạn trở thành nô lệ của bất cứ thứ gì sợ là bạn khó mà tận hưởng được cuộc sống mà chỉ tận hưởng được thứ mà chủ nô ban cho bạn.
    • @tanng Vâng, em viết ở góc độ người khai thác xu hướng này là chính. Còn dưới góc độ người sử dụng thì thực tế rất nhiều người dùng hiện nay một cách vô thức đang trở thành "nô lệ" rồi.

      Điều nguy hiểm ở chỗ là người dùng ko chỉ trở thành "nô lệ" một cách ngẫu nhiên, mà nó là bàn tay có chủ ý của các hãng công nghệ lớn với rất nhiều bộ não hàng đầu đằng sau đó. Việc thoát ra cũng rất khó bởi đa phần người dùng ko được học và ko chịu học cách để thoát ra, còn những kẻ "chủ nô" thì đang ngày đêm học cách giam hãm chặt hơn người dùng.

      Tuy thế, như em đã viết, em tin rằng nhiều sản phẩm khai thác xu hướng này theo cách tích cực hơn sẽ sớm xuất hiện và người dùng sẽ có nhiều lựa chọn lành mạnh hơn
       
    • @vietnamnet_ict Bạn thử con elearning Cousera xem, nó đang đúng kiểu chia nhỏ như bạn nói đấy.
       
  • @vietnamnet_ict: bài viết của bạn không mới trong cách suy nghĩ, nghĩa là cái này diễn ra lâu rồi nhưng nay mới được mọi người đọc theo cách mà lâu nay mình vẫn làm mà không hiểu tại sao.Hay!
    Tuy nhiên không phải" mọi người không chịu học cách thoát ra" mà là mọi người " chưa nghia mình phải thoát ra" cách mà mấy đại ca chủ nô đang ngày đêm bàn tính cách nhốt mọi người vào.
    Ngay chính mấy đồng chí cho anh em mình comment trao đổi thoải mái( trừ CT) cũng đã nhốt mình vào cái suy nghĩ "chủ quan" của mình.
     
  • Linkhay cũng một dạng tương tự này, sau 1 vài năm thì em mất khả năng tập trung dài hạn như đọc sách hay suy nghĩ một vấn đề, đọc một đoạn thông tin ngắn thấy dễ chịu hơn
     
  • Dạo này cũng thấy mình quá phụ thuộc vào FB, Linkhay,.... mà chưa có cách nào thoát ra khỏi nó. Cũng vì nghiện tụi nó nên mình bị quá tải thông tin, dẫn đến nhiều nhận định, quyết định thiếu chính xác, sai lầm .
    Có ngày deactive FB tới mấy lần
     
    • @signorev Chôn điếu xuống lại đào điếu lên
      Mình bỏ hẳn thì không bỏ được vì còn liên lạc. Nhưng dùng mấy cái tool để block theo giờ thấy cũng khá ổn.
       
  • khả năng tập trung ko mất đi đâu hết, như mình khi có việc gì khó mà gấp thì làm quên cả ăn luôn chứ đừng nói online
     
  • Tiếp nhận thông tin bề mặt thì chia nhỏ có vẻ được. Chứ những thông tin chuyên sâu thì cần phải thời gian tập trung dài mới phát huy hết được khả năng tư duy của não bộ.
     
Viết bình luận mới
Website liên kết