Avatar's bai_tu_long

Ghi chép của bai_tu_long

Hải chiến hoàng sa P16

TỔNG KẾT THIỆT HẠI ÐÔI BÊN

     

 

1. PHÍA VIỆT NAM CỘNG HÒA

     

      Thiệt hại về phía HQ/VNCH được ghi nhận ở mức trung bình, gồm 1 chiến hạm bị chìm và 3 chiếc khác bị hư hại. Về phần nhân mạng, số tử thương và bị thương tương đối nhẹ.

      Ngoài ra, còn một số binh sĩ và nhân viên dân chính bị bắt giữ vào ngày 20/1/74 khi phi cơ và chiến hạm Trung Cộng oanh, pháo kích rồi cho quân đổ bộ lên các đảo. Nhóm tù binh này gồm 14 nhân viên thuộc HQ-4 được đổ bộ lên đảo Cam Tuyền vào khoảng 10 giờ sáng ngày 18/1 và 34 binh sĩ Địa Phương Quân cùng nhân viên khí tượng, trong số này có một nhân viên dân chính Hoa Kỳ tên Gerald Emil Kosh. Những người bị bắt bị đưa về đảo Hải Nam vào ngày 21/1 và sau cùng bì giam tại nhà lao Thu Dung thuộc tỉnh Quảng Châu. Năm thương bệnh binh được trao trả vào ngày 31/1 tại cầu Shumchum là ranh giới giữa Hồng Kông và tỉnh Quảng Đông. Sau 27 ngày bị giam giữ, trước sự đòi hỏi hợp lý quả VNCH và dưới áp lực của giới ngoại giao cũng như hội Hồng Thập Tự quốc tế, Trung Cộng đã phải phóng thích toàn bộ số 43 tù binh còn lại.

      Sau đây là chi tiết về những thiệt hại về phía HQ/VNCH:

     

a. Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ-10

      Đây là chiến hạm nhỏ nhất và có hỏa lực yếu nhất trong số các chiến hạm VNCH tham chiến. Ngoài ra, tình trạng kỹ thuật còn không được khả quan khiến HQ-10 lại càng thêm bất lợi. Khởi đầu trận chiến, trong lúc hai chiến hạm Trung Cộng 389 và 396 dồn hỏa lực vào HQ-16 là chiến hạm lớn hơn, HQ-10 đã tận dụng hỏa lực cơ hữu bắn cháy mục tiêu được chỉ định là chiến hạm Trung Cộng mang số 396, sau đó còn bắn trúng đài chỉ huy và hầm máy khiến chiếc 389 bị tê liệt không còn vận chuyển được nữa. Tuy nhiên, HQ-10 cũng bị bắn trúng đài chỉ huy khiến Hạm Trưởng bị tử thương, hệ thống truyền tin bị tê liệt và hầm máy bị cháy. Vì vậy, đã có lúc Hộ Tống Hạm Việt-Nam HQ-10 và Trục-lôi-Hạm Trung-Cộng T-389 trôi nổi không kiểm soát được trên mặt biển, đã đụng vào nhau. Khi các chiến hạm VNCH rời trận chiến vào khoảng 11 giờ sáng, HQ-10 vẫn còn trôi nổi trong vùng. Khoảng một tiếng đồng hồ sau đó, hai chiến hạm Kronstadt của Trung Cộng mang số 281 và 282 vừa nhập vùng, dùng hải pháo tác xạ dữ dội vào HQ-10 không còn tự vệ được nữa. Mãi tới khoảng 3 giờ chiều, HQ-10 mới bị chìm. Tài liệu của Trung Cộng nói rõ về trường hợp HQ-10 như sau: "Trong lúc hải chiến ác liệt, tuy Hộ Tống Hạm (HTH) Nhựt Tảo của VNCH bị trọng thương, nhưng Trục-lôi-hạm 389 (T-389) cũng bị chiến hạm VNCH bắn hư hại nặng. Đài chỉ hủy hoàn toàn bị tiêu hủy, thủy thủ đoàn nhiều người chết và bị thương. Tuy nhiên những nhân viên còn lại vẫn không sợ chết, kiên trì giữ vững vị trí chiến đấu. Vì hầm chứa đạn bị bắn trúng thủng một lỗ lớn, một thủy thủ tuy đã bị thương nặng ở bụng và hai đầu gối nhưng vẫn cởi quần áo nhét vào lỗ thủng và tiếp đạn cho tới lúc chết tại chỗ. Hầm máy cũng bị bắn trúng nên bị cháy dữ dội, khiến tàu vô nước bị nghiêng, không còn dưỡng khí khiến cơ khí phó và 5 cơ khí viên tử trận tại chỗ. T-389 và HTH Nhựt Tảo đều bị thương nặng, không tự điều khiển được nên trôi lại gần, có lúc đụng cả vào nhau. Dân quân trên T-389 có lúc đã dùng đại liên và lựu đạn để tấn công HTH Nhựt Tảo vì khoảng cách đôi bên quá gần.

      Trong lúc đó, TDH Lý Thường Kiệt ở phía bên ngoài tác xạ dữ dội vào T-389. Tuy bị thương nặng, hầm máy bị cháy có thể phát nổ bất cứ lúc nào, Trục-Lôi-Hạm (TLH) 389 vẫn chống trả mãnh liệt. Vì sợ bị bắn trúng, TDH Lý Thường Kiệt rời vùng hải chiến, vận chuyển ra hướng ngoài biển. Thấy TDH Lý Thường Kiệt bỏ đi, các chiến hạm VNCH Trần Khánh Dư và Trần Bình Trọng cũng rời vùng. Riêng HTH Nhựt Tảo vì bị hư hại nặng chỉ còn trôi trên mặt biển nên bị bỏ lại không còn đủ sức tự vệ. Lúc đó, hai chiến hạm TC tăng viện là Kronstadt 281 và 282 thuộc phân đội chống tàu ngầm 74 do phân đội trưởng Liu Xi Zhong chỉ huy cũng vừa tới vùng vào hồi 11 giờ 49 liền mở cuộc tấn công. HTH 281 tiến gần HTH Nhựt Tảo, tất cả mười họng súng đều khai hỏa vào mục tiêu rõ ràng không còn tự vệ được. Đến 2 giời 52 phút chiều ngày 19 tháng 1, HTH Nhựt Tảo bị chìm tại vị trí chừng hai hải lý rưỡi về phía nam của bãi san hô Antelope."

      Một số nhân chứng từ các chiến hạm bạn quan sát còn cho biết chiếc máy chánh duy nhất còn lại có lẽ cũng bị hư hại nên HQ-10 không thể vận chuyển được nữa, do đó chiến hạm đã bị tàu địch bắn chìm. Số nhân viên còn lại gồm 23 người, trong đó có Hạm Phó lúc đó bị trọng thương đã xuống 4 chiếc bè cấp cứu đào thoát. Trong lúc trôi dạt trên biển cả, vị Hạm Phó và một nhân viên khác từ trần nên đã được thủy táng. Sau bốn ngày ba đêm lênh đênh trên đại dương không đồ ăn và nước uống, nhóm thủy thủ gặp nạn được chiếc tàu dầu SKOPIONELLA của công ty Shell trên đường đi từ Hồng Kông đến Singapore vớt tại vị trí các Đà Nẵng chừng 150 hải lý về hướng Đông.

     

4995 ngày trước · Bình luận · Loan tin ·  
Website liên kết