12
Hay
- Token boosted
Hot 143 ngày trước
9gag.com
Tin cùng kênh Tệ nạn
- 4Hay
Đại Đức Thích Hồng Nghĩa phạm điều thứ 5 trong Ngũ Giới 🙏
Ko biểt nhậu có xơi thịt choá ko …. - 3Hay
Mâu thuẫn trên mạng xã hội, nam thanh niên bị đánh khi đến nhà bạn gái chơi
"Giang hồ xóm", còn quay video khoe lên mxh
@AvanSutoLatsu trình ông gà nên mới cố tình đánh đồng với tham nhũng VN
Đầu tiên Mỹ là TBCN, tức là nó phải ủng hộ tư bản, tất là đám doanh nghiệp, nghiệp đoàn.
Và Lobby là một phần quan trọng của hệ thống chính trị ở Mỹ, nó là 1 sân chơi công khai, nơi các nhóm lập pháp, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân (đám tư bản) cố gắng ảnh hưởng đến quyết định của chính phủ thông qua việc giao tiếp với các nhà lập pháp và quan chức công. Lý do của Lobby là:
- Tự do ngôn luận: Hiến pháp Mỹ bảo vệ quyền tự do ngôn luận, bao gồm cả quyền thuyết phục chính phủ hành động theo một cách nhất định. Lobby được coi là một hình thức biểu đạt quan điểm và tham gia vào quá trình chính trị.
- Đại diện lợi ích: Mỹ là một quốc gia đa dạng với nhiều nhóm lợi ích khác nhau. Lobby giúp các nhóm này đại diện cho lợi ích của mình trong quá trình ra đời của các chính sách công.
- Truyền thông thông tin: Các nhà lập pháp và quan chức công không thể nắm bắt hết mọi vấn đề và thông tin chi tiết. Lobby giúp cung cấp thông tin chuyên môn và ý kiến từ các nhóm lập pháp, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có liên quan.
- Cân bằng quyền lực: Lobby giúp cân bằng quyền lực giữa các nhóm lợi ích khác nhau. Mặc dù có thể có sự chênh lệch về tài chính và quyền lực, việc tồn tại của nhiều nhóm lobby khác nhau giúp đảm bảo rằng không có một nhóm nào có quá nhiều ảnh hưởng đối với quyết định của chính phủ.
Tuy nhiên, lobby cũng gây ra một số lo ngại về đạo đức và tính minh bạch, bao gồm việc tiềm ẩn rủi ro tham nhũng và ảnh hưởng quá mức của các nhóm lợi ích giàu có. Do đó, người Mỹ mới đề ra 1 số biện pháp để hạn chế (tất nhiên, công khai và minh bạch là điểu bắt buộc phải có)
Một số biện pháp chính để giám sát và kiểm soát lobby có thể bao gồm:
1) Đăng ký và thông báo: Yêu cầu các nhà vận động chính sách (lobbyist) đăng ký và thông báo về hoạt động, mục tiêu, khách hàng và chi phí liên quan.
2) Hạn chế quà tặng: Đặt giới hạn về việc tặng quà, tiền bạc, du lịch, hoặc các lợi ích khác cho các nhà lập pháp và quan chức công.
3) Hạn chế quay vòng cửa (revolving door): Đề ra quy định về thời gian chờ đợi khi các quan chức công chuyển sang làm lobbyist hoặc ngược lại, nhằm ngăn chặn việc trao đổi lợi ích và ảnh hưởng quá mức.
4) Báo cáo công khai: Yêu cầu các nhà vận động chính sách công khai báo cáo về hoạt động và chi phí liên quan đến việc ảnh hưởng đến quyết định của chính phủ.
5) Giám sát và kiểm tra: Thực hiện giám sát và kiểm tra định kỳ để đảm bảo việc tuân thủ các quy định liên quan đến hoạt động lobby.
Bằng cách áp dụng các biện pháp kiểm soát và giám sát lobby, chính phủ có thể đảm bảo rằng quá trình này diễn ra công khai và minh bạch, đồng thời giảm thiểu nguy cơ tham nhũng và ảnh hưởng quá mức của các nhóm lợi ích.
Tóm lại, cái tham nhũng mà ông biết ở vũng trũng là mờ ám, người dân ko có thông tin, hay báo cáo công khai, và ko hề có sự giám sát. Trong khi những cái đó, đều có ở lobby Mỹ.
Nội dung chính thì bias và tít phụ thì lệch lạc.
Bất kể bạn có nói gì thì lobby vẫn đang diễn ra ở Việt Nam và bất kỳ đâu khác, kể cả là nhà nước phong kiến tập quyền lẫn nhà nước dân chủ đại nghị. Chẳng qua người ta có gọi nó là lobby không thôi. Những nước công nhận lobby nó có những quy định chặt chẽ để tránh xung đột lợi ích, nhưng ở đâu cũng vẫn có cách lách và đi dưới gầm bàn. Chỉ khác là ở những nước minh bạch (hơn) thì người ta có cơ chế kiểm soát, phát hiện và xử lý, còn ở một số nước khác, người ta lờ được cái gì đi thì lờ.
Ở Việt Nam nhé, chính cơ quan thuộc Chính phủ còn đang phải đi lobby bỏ mẹ đây. Chưa nói đến chuyện quyền lực, lợi ích gì, mà lobby trước hết vì có những cái Chính phủ, Quốc hội đứng xa thì không biết hết được thực tế nó ra làm sao, nên phải rỉ tai các anh các chị là đây, nó thế này này, em xin vì lý do này này. Không phải cái gì cũng tương vào văn bản hết được. Về cơ bản, nó cũng là truyền thông.
Còn chuyện lobby và bẻ quy định để làm trái là khác nhau. Bất kỳ nước nào mà do quan hệ hay do lợi ích mà làm trái quy định nó cũng xử thôi. Đừng đánh đồng lobby với mờ ám. Cũng như chuyện gây quỹ tranh cử, có phải tiền đấy thích tiêu thế nào thì tiêu đâu. Cầm tiền tranh cử mà tiêu sai, nó khui ra được là bỏ mẹ luôn.
Cái này nó có sao kê công khai đó, tham nhũng vn thì ko có sao kê. Nó khác lắm.
@astro vậy nó là Tham nhũng khi đã được công khai minh bạch, tham nhũng tốt?
@AvanSutoLatsu VN mấy năm nay cũng toạ đàm dữ lắm hehe
https://plo.vn/tim-hieu-ve-va...
@AvanSutoLatsu VN thì chắc dùng từ này hợp hơn
http://lapphap.vn/Pages/tintuc/t...
@kunboi256 vào bài đọc cmt trên 9gag mới vui
Ngoài Mĩ và Anh hợp thức hoá lobby không biết các nước khác thế nào. Thấy bọn nó cmt chửi mà không nói ở nước nó có phải cũng thế không
@AvanSutoLatsu chính trị gia Mỹ ko nhận vali tiền như VN, tất cả các khoản thu đều qua ngân hàng và kê khai xung đột lợi ích
@AvanSutoLatsu trình ông gà nên mới cố tình đánh đồng với tham nhũng VN
Đầu tiên Mỹ là TBCN, tức là nó phải ủng hộ tư bản, tất là đám doanh nghiệp, nghiệp đoàn.
Và Lobby là một phần quan trọng của hệ thống chính trị ở Mỹ, nó là 1 sân chơi công khai, nơi các nhóm lập pháp, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân (đám tư bản) cố gắng ảnh hưởng đến quyết định của chính phủ thông qua việc giao tiếp với các nhà lập pháp và quan chức công. Lý do của Lobby là:
- Tự do ngôn luận: Hiến pháp Mỹ bảo vệ quyền tự do ngôn luận, bao gồm cả quyền thuyết phục chính phủ hành động theo một cách nhất định. Lobby được coi là một hình thức biểu đạt quan điểm và tham gia vào quá trình chính trị.
- Đại diện lợi ích: Mỹ là một quốc gia đa dạng với nhiều nhóm lợi ích khác nhau. Lobby giúp các nhóm này đại diện cho lợi ích của mình trong quá trình ra đời của các chính sách công.
- Truyền thông thông tin: Các nhà lập pháp và quan chức công không thể nắm bắt hết mọi vấn đề và thông tin chi tiết. Lobby giúp cung cấp thông tin chuyên môn và ý kiến từ các nhóm lập pháp, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có liên quan.
- Cân bằng quyền lực: Lobby giúp cân bằng quyền lực giữa các nhóm lợi ích khác nhau. Mặc dù có thể có sự chênh lệch về tài chính và quyền lực, việc tồn tại của nhiều nhóm lobby khác nhau giúp đảm bảo rằng không có một nhóm nào có quá nhiều ảnh hưởng đối với quyết định của chính phủ.
Tuy nhiên, lobby cũng gây ra một số lo ngại về đạo đức và tính minh bạch, bao gồm việc tiềm ẩn rủi ro tham nhũng và ảnh hưởng quá mức của các nhóm lợi ích giàu có. Do đó, người Mỹ mới đề ra 1 số biện pháp để hạn chế (tất nhiên, công khai và minh bạch là điểu bắt buộc phải có)
Một số biện pháp chính để giám sát và kiểm soát lobby có thể bao gồm:
1) Đăng ký và thông báo: Yêu cầu các nhà vận động chính sách (lobbyist) đăng ký và thông báo về hoạt động, mục tiêu, khách hàng và chi phí liên quan.
2) Hạn chế quà tặng: Đặt giới hạn về việc tặng quà, tiền bạc, du lịch, hoặc các lợi ích khác cho các nhà lập pháp và quan chức công.
3) Hạn chế quay vòng cửa (revolving door): Đề ra quy định về thời gian chờ đợi khi các quan chức công chuyển sang làm lobbyist hoặc ngược lại, nhằm ngăn chặn việc trao đổi lợi ích và ảnh hưởng quá mức.
4) Báo cáo công khai: Yêu cầu các nhà vận động chính sách công khai báo cáo về hoạt động và chi phí liên quan đến việc ảnh hưởng đến quyết định của chính phủ.
5) Giám sát và kiểm tra: Thực hiện giám sát và kiểm tra định kỳ để đảm bảo việc tuân thủ các quy định liên quan đến hoạt động lobby.
Bằng cách áp dụng các biện pháp kiểm soát và giám sát lobby, chính phủ có thể đảm bảo rằng quá trình này diễn ra công khai và minh bạch, đồng thời giảm thiểu nguy cơ tham nhũng và ảnh hưởng quá mức của các nhóm lợi ích.
Tóm lại, cái tham nhũng mà ông biết ở vũng trũng là mờ ám, người dân ko có thông tin, hay báo cáo công khai, và ko hề có sự giám sát. Trong khi những cái đó, đều có ở lobby Mỹ.
@AvanSutoLatsu ông tham nhũng xong có giám công khai minh bạch ko??? Câu hỏi chứng minh ông chẳng hiểu gì cả.
Vì dụ, ông bắt tay với doanh nghiệp, tham nhũng chục ngàn tỷ để bắt dân xài kit test covid đểu, kém chất lượng, ông có dám công khai minh bạch ko
Dám ko haha 
@astro không phải dám công khai hay không mà là bắt buộc phải công khai. Như vụ kit test thì thay vì giấu đi, quan tham công khai hết các khoản thu sẽ được miễn tội chẳng hạn, thay vì giáu đi và có nguy cơ bị bắt thì khai trước luôn.
@qwik minhf dùng từ tham nhũng là đối ứng với từ corruption lấy từ bài gốc. Nếu bạn đọc các cmt trong bài thì sẽ thấy đa số nhất trí rằng việc dùng tiền để lo lót chính sách công về bản chất vẫn là tham nhũng, lobby chỉ là khoác lên cái áo đẹp mà thôi.
@AvanSutoLatsu đmờ luôn, vụ kit test mà ông dám công khai thì hôm sau hồ bơi nhà ông thành hồ bơi của công cộng của người dân như ở Siri lanka chứ ở đó mà bắt dân ra chọt mũi
Ông hài vcl luôn
@Scouter vậy quan chức Việt Nam nhận tiền qua ngân hàng rồi sao kê các khoản chi thì vẫn ok?
@qwik đang lấy ví dụ để bàn về tính đúng sai. Ông mà công khai ra thì ông có bị miễn trừ về mặt pháp luật? (Không tính thái độ của người dân)
@AvanSutoLatsu
Công khai thì là lobby, không công khai thì là tham nhũng.
@AvanSutoLatsu thách mấy ông ở vn công khai đấy
Lobby nó dám công khai là bởi vì nó ở đẳng cấp khác
Ví dụ, đám sx xe điện vận động chính sách CP tài trợ 7500 ÚSD cho nhứng ai mua xe điện đc sx ở Mỹ
Cái này là lobby chẳng có gì khi công khai cả 
Trong khi đó tham nhũng là Việt Ớ, bắt dân xài kit test đểu
cái này mà công khai thì ngày mai cả đám đc vé đu càng, lưu vong khát nc đấy 
Tự suy nghĩ mà so sánh nhé
Con người hơn nhau ở tư duy ấy
@qwik vậy nếu lobby phát triển hơn ở Việt Nam thì sao?
@AvanSutoLatsu thì VN có thể phát triển lobby, nếu chuyện đó góp phần làm thể chế tốt hơn
@AvanSutoLatsu Khi có con người tham gia thì việc lobby là điều cần thiết, khi nào robot vận hành thế giới thì mới bỏ lobby.
@qwik bác ái mộ Mỹ quá. Mấy cái thứ trong luật pháp quy định thì tốt rồi. Những cái thứ quà cáp đó để áp dụng cho mấy nhân viên nhà nước tép riu đi làm việc với doanh nghiệp thôi. Còn tầm nghị sĩ nó khác. Nó không thèm nhận mấy thứ đó. Nó đươc ưu đãi mua cổ phần, cổ phiếu, luôn luôn được đảm bảo lợi nhuận. Dù công ty có sập thì nó lấy ngân sách nhà nước ra để giải cứu. Còn mấy chai rượu, gói quà 50$ thì nhân viên tự bỏ ra mà liên hoan
@SilentNight Mỹ là nc TBCN, nó ko ưu tiên cho TB thì ưu tiên cho ai
Doanh nghiệp ổn định thì mới có việc làm cho người dân
Ngược lại, nếu ưu đãi cho anh em công nông thì toàn dân đi cuốc đất nuôi bò 
@qwik chúc bác thành công trên đất Mỹ.
@qwik 🤣 thế thì bác lại không biết rồi, chúng nó công khai mà vẫn làm được mới tài, bên Mỹ có 1 loại gọi là paid speech, làm tổng thống xong, ký tá xong, về hưu được các trường, các tổ chức mời đến nói chuyện, 1 buổi vài triệu đô, hay viết hồi ký, còn lobbyist hay doanh nghiệp lại cho trường tiền, lại đc giảm thuế do charity. Obama lương tổng thống 300k/năm khi tranh cử thì bảo tôi sẽ về South Chicago, làm tổng thống xong mua nhà 8 triệu ở DC, tiền đâu. Quan trọng bên đó nó ăn lâu rồi nên khả năng chùi mép nó giỏi, ngày xưa Enron mấy chuyện gái gú và vali tiền là bình thường, ở mỹ ko có Vali tiền vì tiền đó ko xài được, phải rửa tiền, cho vào Ngân hàng mới mua bán được, nói chung còn nhiều trick nhé.
@Leo222 tham nhũng dễ vậy sao ko có Mỹ Ớ bán kit test nhỉ
@qwik nó có nghề lobbyist thì thằng lobbyist cũng phải nghĩ cách đưa chứ sao
Góc nhìn tiêu cực thì nhìn gì cũng ra tiêu cực.
@SuperSliver "Why do Americans call it lobbying. Politicians being bought out is called coruption" - top cmt trong bài gốc.
Với góc nhìn của em thì mấy trò vận động hành lang hay các bữa tiệc gây quỹ tranh cử đều là các trò mà chính trị gia nhận tiền để sau này cho người đóng góp các lợi ích mà họ có thể cho. Tất nhiên, công khai minh bạch thì sẽ hạn chế việc họ dùng số tiền ấy vào mục đích xấu, nhưng chỉ riêng việc cấp quyền sử dụng một số tiền lớn đã là một phần của tham nhũng rồi.
https://en.m.wikipedia.org/wiki/Inverted_...
Tài liệu tham khảo
@HansNam Chủ nghĩa toàn trị đảo ngược? Bài này so sánh chế độ chính trị ở phương tây so với chế độ toàn trị ở các nước cộng sản? Kiểu thế giớ trong 1984 và trong Brave new world?
@AvanSutoLatsu nói chung là nếu totalitarian thì các corporation bị chính phủ hoặc độc tài quản lý. Theo Wolin thì ở Mỹ lại ngược lại - nhữngcorporation lại quản lý chính phủ thông qua việc lobby. Mặc dù mang tiếng là democracy nhưng ƯCV không thể nào tranh cử mà không có nguồn tài chính dồi dào (trừ Donald Trump) và việc này dẫn đến thao túng từ các nhóm lợi ích, chính sách không thể được thông qua v.v...
Vì vậy Wolin gọi đây là INVERTED totalitarianism
Đoạn mở đầu này em thấy có nhắc đến Tham nhũng. "Economics bests politics" thì dịch thế nào vậy?
@AvanSutoLatsu nó viết cũng chung chung. Ý mình hiểu là lợi ích kinh tế đứng trên các nguyên tắc và nền tảng chính trị truyền thống như dân chủ chẳng hạn. Lợi ích các corporation đứng trên lợi ích người dân và đứng trên nghĩa vụ của chính trị gia
@AvanSutoLatsu cãi nhau trên này thì mấy trăm các comment cũng chẳng hết đâu
bên Mỹ nó chửi nhau cả mấy chục năm nay rồi.
"Lạ" cái là cho dù media phe tả hay hữu bên Mỹ có oánh nhau thế nào đi nữa thì họ lại rất đoàn kết trong việc bảo vệ lợi ích của corporation. Như CNN hay NYT không ưa cộng hòa nhưng cũng shill chiến tranh Iraq với Afghan lắm, thậm chí nói dối trắng trợn luôn. Dân Mỹ nhiều người gọi Fox news là controlled opposition là vì thế.
Nếu bạn quan tâm chủ đề này có thể đọc thêm mấy quyển của Chris Hedges như Empire of Illusion.
@HansNam thì Mỹ là 1 đất nc theo CNTB, do đó nó phải phục vụ giai cấp TB. Nó biết rõ giai cấp đó mới có tiềm lực, kiến thức, tài chính để tạo ra việc làm, sự thịnh vượng, sự phát triển cho đất nc. Rõ ràng, người công nhân hay nông dân suốt ngày quanh quẩn bên nhà máy hay làng quê ko thể nào đủ kiến thức, tài chính, hay kinh nghiệm để dẫn dắt 1 xã hội
@AvanSutoLatsu economics bests politics có nghĩa là nên lựa chén cơm cho dân ko nên vì ý chí chính trị lựa bô c4c
Nội dung chính thì bias và tít phụ thì lệch lạc.
Bất kể bạn có nói gì thì lobby vẫn đang diễn ra ở Việt Nam và bất kỳ đâu khác, kể cả là nhà nước phong kiến tập quyền lẫn nhà nước dân chủ đại nghị. Chẳng qua người ta có gọi nó là lobby không thôi. Những nước công nhận lobby nó có những quy định chặt chẽ để tránh xung đột lợi ích, nhưng ở đâu cũng vẫn có cách lách và đi dưới gầm bàn. Chỉ khác là ở những nước minh bạch (hơn) thì người ta có cơ chế kiểm soát, phát hiện và xử lý, còn ở một số nước khác, người ta lờ được cái gì đi thì lờ.
Ở Việt Nam nhé, chính cơ quan thuộc Chính phủ còn đang phải đi lobby bỏ mẹ đây. Chưa nói đến chuyện quyền lực, lợi ích gì, mà lobby trước hết vì có những cái Chính phủ, Quốc hội đứng xa thì không biết hết được thực tế nó ra làm sao, nên phải rỉ tai các anh các chị là đây, nó thế này này, em xin vì lý do này này. Không phải cái gì cũng tương vào văn bản hết được. Về cơ bản, nó cũng là truyền thông.
Còn chuyện lobby và bẻ quy định để làm trái là khác nhau. Bất kỳ nước nào mà do quan hệ hay do lợi ích mà làm trái quy định nó cũng xử thôi. Đừng đánh đồng lobby với mờ ám. Cũng như chuyện gây quỹ tranh cử, có phải tiền đấy thích tiêu thế nào thì tiêu đâu. Cầm tiền tranh cử mà tiêu sai, nó khui ra được là bỏ mẹ luôn.
@Sigma em dẫn link ở 9gag, một trang meme hài nên đặt tít kiểu gợi đòn xem mọi người vào chém gió thế nào thôi, không có ý định nghiêm túc đâu
@Sigma chuẩn rồi, như ông Trump vừa bị chúng nó tố là dùng tiền quỹ tranh cử tổng thống để trả tiền bịt mồm con phò đấy
Ờ, thế bây giờ các vị quan tham kê khai tiền hối lộ, dùng tiền đó xây trường học bệnh viện bể bơi, mang tiền đi phát chẩn cứu đói người nghèo, cho cơm người nghèo có thịt... Nếu ở trong một chế độ công nhận lobby thì các hành động đó được coi là bình thường?
@AvanSutoLatsu bạn thấy có chế độ nào công nhận việc cướp tiền của bọn cướp rồi đi làm từ thiện là hợp pháp ko?
@sung_than_cong bọn cướp đi làm từ thiện thì em thấy nhiều
@AvanSutoLatsu tôi tin là 2 bác đang nói về 2 khái niệm khác nhau. Hay là k có 1 cái base nhất quán, phổ quát. Cứ cãi thế này, tôi vẫn chưa sáng được gì?
Ae tham khảo thêm trên Hội Đồng Cừu xem.
@lenamduytuan có link trên Hội đồng Cừu không bác?
@AvanSutoLatsu tiền ko đc vào túi riêng đâu ông. VD tập đoàn A lobby cho 5 ông nghị sĩ để thông qua luật X, thì đổi lại phải quyên bn tiền cho Đảng của 5 ông đó, hoặc là góp quỹ để 5 ông đó chạy chiến dịch tranh cử mùa sau (phải dùng đúng mục đích). Hoặc là tập đoàn A phải giúp lobby để thông qua 1 luật khác giúp 5 ổng (vd như các ổng hứa j lúc tranh cử chẳng hạn).
có vẻ ông chỉ thớt ko phân biệt đc vận động hành lang vs tham nhũng khác nhau như thế nào nên mới đánh đồng vậy.
Hay đang cố bình thường hoá vấn đề tham nhũng ở ta
@minhtoanqtm tôi không tin là lobby không có mặt tối của nó
@AvanSutoLatsu nếu bạn đi tìm 1 thế giới hoàn mĩ thì thế giới hiện tại ko dành cho bạn. Cũng như vài ông trên linkhay hỏi là độc tài thì đã sao, rồi lấy vi dụ vài trường hợp tham nhũng ở bọn tư bản và kết luận đâu cũng thế. Ko có gì là tuyệt đối cả. Cái nào ưu việt hơn cái nào thì bạn cứ nhìn vào kết quả hiện tại
Bởi tây nó làm gì có tham nhũng như ở ta đâu nhỉ. Bởi vì bên đó làm gì có tham nhũng đâu 🤣🤣🤣 chỉ có qua ta mới bị gọi là tham nhũng. Lật lại vụ tự do ngôn luận kiểu tây nó cũng khâc lắm 🤣🤣🤣
Đỉnh cao thảm họa của lobby chính là khủng hoảng tài chính 2008, hãy xem Inside Job để hiểu các tổ chức tư bản tài chính ngân hàng đã lobby cho việc phá bỏ các quy định cho vay dưới chuẩn ntn
https://www.sonyclassics.com/insidejob/
@Tam_Mao Khi quá nhiều tiền được đổ vào để thay đổi một chính sách. Một nhóm lợi ích nắm trong tay rất nhiều quyền lực lờ đi các rủi ro dẫn đến khủng hoảng. Cmt lên top trong thớt này nói rất nhiều về mặt tích cực của lobby. Cmt của bác thì đưa ra ví dụ khi lobby đi quá đà. Phim Inside Job trước em xem trên HBO, một phim hay về mặt tối trong hệ thống tài chính và chính trường Mĩ.
@AvanSutoLatsu
Chính trị ở Mỹ hiện tại đơn giản chỉ là sự tranh dành giữa các thế lực bằng tài chính và truyền thông mà thôi, và đây là điều không tốt cho sự phát triển xã hội ở Mỹ. Điều này được chính các nhà lập quốc Hoa Kỳ chỉ ra và tìm cách hạn chế, nhưng không thành công.
@Tam_Mao gần đây nhất là thằng SVB lobby bỏ các rào cản hoạt động của ngân hàng.
Như mình thấy thì vận động hành lang muốn hiệu quả phải đi cùng với một hệ thống luật pháp cực kỳ chi tiết và hệ thống hành pháp cực hiệu quả mới làm được. Như ở VN nhiều vụ án còn suy diễn luật mỗi lúc 1 kiểu thì làm gì đc. Ra luật vận động xong ghét ai thì bảo tham nhũng, yêu ai thì bảo là vận động hành lang do có nhiều bằng khen.
Đừng bao giờ lấy vn ra so với các nước như mẻo vì không cùng hệ quy chiếu. Nói thật, vn mình nó giống như người cõi trên, cái nền tãng xã hội, lối suy nghĩ, tư duy của chúng ta nó thật sự là khác với người ta vì chúng ta xác định một lòng xây dựng cnxh, một xh “công bằng dân chủ văn minh” nên chỉ có thể so sánh với china, bắc hàn, nga sô thì mới cùng đẳng cấp và cùng hệ quy chiếu.
@chd yeah chúng ta xài hệ điều hành khác
Theo ngu í của mình thì cái gì cũng có cái hay cái dở.
Lobby công khai, minh bạch đảm bảo vẫn lách luật đi đêm.
Ở VN ko có lobby thì vẫn có đi đêm.
Mỗi cái ở vn ko công khai lobby, nên sẽ khó có thể hình thành các nhóm lợi ích khống chế vững chắc luật pháp. Ví dụ đơn cử như cái vụ cấm súng ở Mỹ, rất nhiều lần bỏ phiếu hạn chế súng, cấmnsungs này nọ. Nhưng hiệp hội súng nó lobby mạnh, thế là lại ko đc thông qua. Và cứ thế thì dân mỹ đều phải trở thành thiện xạ hết.
Ở vn thì đơn giản hơn cái vụ như này. Vì ko công khai lobby, nên thấy cái gì ầm ĩ dư luận, là bố thằng hiệp hội, cty, tập đoàn nào dám đấm tiền tiếp, mà có đấm cũng éo ông nào dám nhận, nên chính sách sẽ thay đổi đơn giản hơn.
Cá nhân mình thì ko khoái vụ lobby công khai. Cảm giác như mình sẽ mãi mãi bị 1 nhóm người nào đó đè đầu cưỡi cổ, mãi mãi ko thay đổi được.
Mà hiến pháp của mỹ nó rất lằng nhằng và phức tạp, có thể thay đổi được trên lý thuyết, nhưng thực tế cực kỳ khó. Hiện tại mỹ top1 sever thì ko sao, nếu tụt xuống top 2, bị thằng top1 ví dụ china nó trừng phạt này nọ thì lúc đó ông chẳng bà chuộc, mỗi người 1 phách.
@hjtchu bạn này chắc hợp hơn với hệ đều hành xhcn.
vâng, cái nào cũng có mặt tốt mặt xấu như bạn nói, nhưng có vẻ bạn chọn kiểu cấm đoán, thế thì có mấy thí dụ cho bạn:
1/ kiểu xhcn, với những mỹ từ rất đẹp như là công bằng xh, lãnh đạo là đày tớ phục vụ nhân dân, không tham ô, cậy chức cậy quyền, nhưng kết quả là những cái điều trên đều tác dụng ngược và thậm tệ hơn các nước tư bản nhiều lần.
2/ không được dùng tiền để thao túng, lobby, nhưng thực tế các nhà tư bản đỏ cấu kết với thế lực có quyền thao túng xã hội làm những chuyện kinh thiên đến kg thể ngờ , điển hinh như ngang nhiên xây những toà cao ốc chưa được cấp phép, trên đất chưa được giao, hay gần đây là vụ test covid, vụ chuyến bay giải cứu còn làm được thì còn chuyện gì mà không làm được.
3/ một thí dụ nữa rất rõ là vấn đề tệ nạn mua bán dâm, Mình là vì mang cái mác xhcn, xấu hổ không thể hợp thức hóa chuyện mua bán dâm vì mất mặt quá với các nước tư bản, nên cấm đoán, nhưng hỏi thật bạn tự đánh giá ở vn mua dâm nó còn dể hơn mua rau, gái trai bán dâm khắp nơi nơi và còn phát triển xuất khẩu mại dâm sang sin, sang phi, sang dubai.
4/Minh là nước xhcn, tất cả vì tầng lớp lao động, tầng lớp vô sản làm chủ, nhưng cuối cùng tần lớp lao động là khổ nhất, chịu nhiều bất công nhất với đồng lương rẻ mạt để kích thích đầu tư, và mình cũng trở thành top những quốc gia xuất khẩu lao động nhiều nhất.
Vài thí dụ cho bạn để thấy rằng chưa chắc cấm đoán là hay, chưa chắc mục đích tốt với những mỹ từ đẹp nhất có thể cho ra một kết quả tốt mà đôi khi nó tồi tệ hơn ở những nước mà mọi vấn đề đều được công khai cả những gì trần trụi nhất nhưng chính sự công khai minh bạch lại làm cho sự việc nó trở nên tốt hơn là ở trong bóng tối
Mỹ hay VN đều cần dùng tiền để làm gì đó cả. Ví dụ cách đây vài năm ở Mỹ lộ ra đường dây dùng tiền để chạy vào các trường top của các gia đình có điều kiện ở Mỹ. Nói chung, không có gì tuyệt đối kể cả lobby ở Mỹ thì có mặt khuất mà các bác VN ở bên Mỹ chắc gì đã biết hết được.
Các ông cứ văn thơ, khác gì cave được cấp phép hành nghề ở mấy nc “Văn Minh “ đâu mà. Khi người “văn minh” muốn thì sai cũng thành đúng