14
Hay
Hot 3 năm trước
vtc.vn
[SOCK] TP.HCM: Chùa Kỳ Quang 2 gỡ di ảnh, chất tro cốt của người đã khuất vào xó?
Còn biết tin vào đâu nữa?
(819 clicks) Tin cùng kênh Thời sự
- 3Hay
Ấn Độ đình chỉ dịch vụ cấp thị thực cho công dân Canada...
Canada rất hay khơi mào cho các căng thẳng mang tính chiến lược. - 5Hay
Thủ tướng: Việt Nam góp phần ổn định an ninh lương thực toàn cầu
Thủ tướng gặp Chủ tịch Đại hội đồng LHQ, cho hay Việt Nam vẫn bảo đảm xuất khẩu gạo, góp phần ổn định an ninh lương thực toàn cầu
fast_furious đã gửi
- 5Hay
Hà Nội phá vụ 'tuồn' gần 30.000 tỉ đồng ra nước ngoài, khởi tố 10 bị can
3 đời nhà tôi chưa bao giờ thấy nhiều tiền đến như vậy2 Bình luận Loan tin chantroiviet hoidulich - 1Hay
Tháo gỡ thành công quả bom nặng 340kg và di dời khỏi phố Cửa Bắc
May ko có gì xảy ra ko thì có mà cả quận đi ăn giỗBình luận Loan tin - 2Hay
Nữ Thống đốc đầu tiên trong lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam
Sao ko thấy ai nhắc đến nhỉ? Còn ô.Lê Minh Hưng?
Có liên quan, thật ra nếu giữa gia đình và nhà chùa có giao kèo (như một dạng hợp đồng kinh tế) là phải giữ gìn tro cốt dưới điều kiện nào đấy mà nhà chùa vi phạm thì tức là nhà chùa sai rồi. Tuy nhiên, trong đạo Phật thì thực tế không coi trọng tro cốt lắm (trừ xá lợi của các vị cao tăng đắc đạo), mà đạo Phật đúng ra chính là đạo của người sống (hướng dẫn cách mọi người tu tập, hành xử với nhau trong cuộc đời). Chứ đã chết rồi là sẽ tái sinh (làm người, làm thú, hoặc làm ma, làm tiên...), vậy nên nếu nhà chùa đã lỡ sai rồi thì nếu có thể rộng lượng ta nên rộng lượng. Đã tin vào chùa, vào Pháp của Phật thì nên lấy từ bi làm gốc, cứ giản dị vậy thôi.
@nlfb, @tranthienthv nên tìm hiểu đạo phật thêm chút. Chứ bản thân tư duy mua thần chuộc thánh mới sinh ra những chuyện như trên chứ.
Tưởng ai đưa ảnh lên chùa phải biết điều này chứ nhỉ.
@nlfb, @tranthienthv nên tìm hiểu đạo phật thêm chút. Chứ bản thân tư duy mua thần chuộc thánh mới sinh ra những chuyện như trên chứ.
Cầu siêu thì đóng tiền 1 lần cầu siêu là xong, còn ở đây là phật tử đóng tiền theo năm để giữ tro cốt và cầu siêu theo sự kiện (rằm tháng giêng, rằng tháng 7). Chùa nhận tiền theo năm, mà xong 1 lần lại đưa hài cốt, đi ảnh vào xó là ko đc rồi.
Có điều là khi các bạn bình luận về cái gì cũng nên tìm hiểu về nó một chút.
Nếu đúng giáo lý nhà phật thì tro cốt sau khi thiêu đem bón cây, vãi xuống sông hay bỏ thùng rác cũng như nhau vì cơ bản nó chỉ là nguyên tố hoá học thôi.
Xét về bất cứ mặt gì thì nhà chùa đều sai rồi.
Đấy là lý do em không theo đạo gì. Mặc dù rất có niềm tin. Nhưng đoạn con người nhất là người mình trao toàn bộ tâm mình cho mà đạo đức có vấn đề là rất vấn đề.
Trước chú nhà em theo đạo. Bảo em đi học giáo lý em ok. Đến khi gặp 2 ông cha xứ của nhà thờ đấy mình đã thấy tính cách không hợp lý rồi. Nên khất, bảo bận. 1 năm sau đúng xảy ra vụ chứng thực cho cái sense của mình.
Tóm lại là nếu lúc mình cần tâm linh, mình sẽ tự cầu nguyện trong lòng mình. Còn dạ vâng với các thầy thì thôi. Tất nhiên nó chỉ đúng với em thôi mọi người khác nên đa dạng.
P/s. Mình không theo đạo Phật và không đi chùa, có qua du lịch thì có.
Nhưng nếu chùa đúng nghĩa chùa thì rất thích không khí nhẹ nhàng ở đó. Ngày bé ngày nào em cũng theo bà vào chùa tụng kinh mấy tiếng.
Ngay cả với người đã tới mức nhận thức tro cốt chỉ là chút vật chất, có muốn rải thì cũng ra sông ra biển chứ không đổ toẹt như đổ bã chè. Còn đây là những người ở mức nhận thức khác, họ gặp làm việc và xác lập hợp đồng với đại diện của chùa để tro cốt trong chùa, ngày ngày nghe kinh kệ cho giác ngộ, siêu thoát. Có rải hay không và bao giờ rải tro là nhận thức, nhu cầu của họ. Cũng như tống giỗ, thì tới đời thứ 4-5 không làm giỗ riêng nữa mà mời các cụ lên gia tiên. Đây hoàn toàn là ý nguyện của con cháu, tục lệ địa phương chứ không người ngoài nào quyết thay được cả.
Nếu ngay từ đầu, chùa này nói là chúng tôi ở mức độ giác ngộ cao hơn, không nhận đặt tro cốt thì chuyện hoàn toàn khác. Sự việc này không khác ban quản lý nghĩa trang xâm phạm mồ mả. Giờ ai đấy lấy xe ủi dẹp mả cũ lấy chỗ cho mả mới, mình có chịu được không?
Còn có thể thầy không nhận, nhưng đệ tử thầy nhận, người tới chùa lo việc nhận. Chả thế mà trong Tây Du Ký ông Ngô Thừa Ân để Anna - Ca Diếp vòi thầy trò Đường Tăng cái bát tộ vàng mới phát kinh đấy thôi.
Đọc bài thì có ghi rõ rồi - thầy chủ trì không trực tiếp nhận tiền - nhưng cấp dưới nhận mỗi gia đình 40 triệu, số tiền này đủ lớn để trở thành giao dịch ký gửi tro cốt lâu dài ... chứ nếu 40 triệu cho 1 buổi cầu siêu thì nhà chùa lại toang khi giải trình chi tiết tiền ấy cho việc gì mà nhiều thế.
Vậy nên mới nói, chùa chiền tuy nhiều nhưng không thanh tịnh, lòng người hướng thiện mà vẫn sân si nhiều lắm.
Về hợp đồng mua chỗ thì tất nhiên nhà chùa làm sai, mấy bạn ở trên cũng nói rõ cả rồi mà, có gì để nói tiếp đâu.
không phải "xong đợt cầu siêu" là xong đâu anh. Y như cho người sống đọc kinh vậy anh ạ. Có người học nhanh, có người học chậm. Học mãi chả được, tới khi đang quét sân thì "đốn ngộ". Mà học kinh cũng chỉ là một phần thôi, cũng như học sinh còn học ở chính nhân cách, hành xử của thầy cô giáo nữa ấy.
Đạo Phật đúng nghĩa thì không giống tôn giáo lắm. Em nghĩ người tư duy logic như anh rất nên tìm hiểu. Có nhiều nguồn, nhưng tiếp cận từ sách, bài giảng của Thầy Nhất Hạnh em thấy rất hay.
1/ Thổ táng giờ là không khả thi, vì diện tích đất quá ít
2/ Hoả thiêu là lựa chọn khả thi nhất, mục đích là thân xác chỉ còn lại lọ tro cốt
3/ Gửi lên chùa là lựa chọn không khả thi, vì chùa chiền phục vụ cho 1000 - 10000 hũ tro cốt là quá tải, cộng với an ninh chùa khá lỏng, xảy ra sai sót mất mát lại đau lòng. Trước đây nhà chùa là miễn phí, giờ thì ko còn khái niệm miễn phí nữa.
Nên giải pháp tốt nhất là từng nhóm, từng dòng họ có khu chôn cất riêng hoặc xây dựng trung tâm cho kinh doanh thương mại, chỉ diện tích 10m x 10m mà xây dựng thành nhà chứa tro cốt là cũng được cả trăm vị trí, gồm cả tầng hầm và tầng nổi, chi phí xây dựng như nhà bê tông kiên cố dự kiến 100-500 triệu. Nhỏ hơn thì cũng chỉ 2m x 2m cũng được vài chục vị trí đựng tro cốt rồi, có khoá cửa, bảo vệ kỹ càng. Hợp đồng 10-20-30 - 50 năm thì cũng ổn, sau thời gian đó thì làm lễ cho ra sông biển hoặc gia hạn.
Ông có chữ được thì lại chi thứ, ông chí phèo thì lại ngành trưởng. Hoặc ông tân tiến thì ít tiền, ông nhiều tiền thì cổ hủ. Bàn tới bàn lui rồi đâu vẫn đó
Em là chia sẻ, ko phải thuyết phục, ... bác nghe hay không thì em cũng quyết làm
Có liên quan, thật ra nếu giữa gia đình và nhà chùa có giao kèo (như một dạng hợp đồng kinh tế) là phải giữ gìn tro cốt dưới điều kiện nào đấy mà nhà chùa vi phạm thì tức là nhà chùa sai rồi. Tuy nhiên, trong đạo Phật thì thực tế không coi trọng tro cốt lắm (trừ xá lợi của các vị cao tăng đắc đạo), mà đạo Phật đúng ra chính là đạo của người sống (hướng dẫn cách mọi người tu tập, hành xử với nhau trong cuộc đời). Chứ đã chết rồi là sẽ tái sinh (làm người, làm thú, hoặc làm ma, làm tiên...), vậy nên nếu nhà chùa đã lỡ sai rồi thì nếu có thể rộng lượng ta nên rộng lượng. Đã tin vào chùa, vào Pháp của Phật thì nên lấy từ bi làm gốc, cứ giản dị vậy thôi.
Bên cạnh đó, việc "tu/sửa" cũng như việc đi học vậy, có trò giỏi, có trò kém. Vậy nên đừng vội coi mọi vị sư là thánh tăng, cũng như đừng coi mọi vị sư đều là kẻ không chuẩn mực, hãy bình tĩnh quan sát cách họ hành xử có đúng với Pháp với Luật mà Đức Phật đã đặt ra không, từ đó tự đi đến kết luận cho bản thân mình. Đừng vì màu áo bên ngoài mà vội đánh giá.
Mười điều chớ vội tin:
https://ltus.me/Ehi
Còn cụ thể, việc tin người hay không, thì bạn xem ở đây.
BỐN ĐIỀU Y CỨ - CHÌA KHÓA PHẢI DÙNG KHI HỌC KINH ĐIỂN
(Sư Ông Làng Mai - Thiền Sư Thích Nhất Hạnh)
Thứ nhất là y pháp bất y nhân, tức là căn cứ vào giáo pháp mà đừng căn cứ vào người. Có ông thầy ở Tích Lan hai ngàn năm trước, ông thuộc tất cả tam tạng kinh điển nhưng tính tình khó chịu. Muốn có Phật pháp thì đừng chấp vào người, phải chiều ông, miễn thế nào học được pháp thì thôi. Có những ông thầy không thực tập điều mình dạy. Nhưng không tìm ra thầy khác nên ta phải cố chịu đựng để được học giáo pháp của Phật từ những ông thầy kia, đó là y pháp bất y nhân. Xưa, trong lớp sơ đẳng Phật học mà tôi theo học ở chùa Báo Quốc, có một thầy đã đem ví dụ thùng rác để nói về điều này. Thùng rác tuy hôi, nhưng có viên bảo châu nằm dưới đáy, muốn lấy viên bảo châu thì phải chịu dơ tay.
Về tiêu chuẩn y pháp bất y nhân này, chúng ta phải cẩn thận. Người thầy dạy không làm những điều ông ta dạy, thì học trò không có niềm tin. Khi làm thầy ta phải dạy bằng thân giáo. Thân giáo là dạy bằng cuộc sống hàng ngày của chính mình. Tuy nhiên, nếu chúng ta đòi hỏi phải có thân giáo thật thì có lẽ khó tìm ra thầy lắm. Đôi khi ta không nên vì ông thầy làm sai mà mất niềm tin nơi giáo pháp của Bụt.
Thứ hai là y liễu nghĩa kinh, bất y bất liễu nghĩa kinh. Liễu nghĩa kinh tức là những kinh nói về đệ nhất nghĩa. Bất liễu nghĩa kinh là những kinh phương tiện, chỉ nói về chân lý tương đối. Nếu hai kinh nói khác nhau thì cuối cùng mình phải nghe theo liễu nghĩa kinh. Điều y cứ thứ hai này ta cũng phải áp dụng dè dặt và khôn ngoan. Vì tiêu chuẩn này không cho ta thấy liên hệ giữa liễu nghĩa kinh và bất liễu nghĩa kinh. Nhờ thực tập bất liễu nghĩa kinh nên ta mới có thể thấu triệt liễu nghĩa kinh. Nhiều người căn cứ vào câu này sẽ chỉ muốn học những kinh như kinh Hoa Nghiêm hay kinh Pháp Hoa, để nói những chuyện cao xa. Họ không chịu học những kinh nói về Năm giới, Tam quy, vốn là những kinh căn bản nhưng rất quan trọng.
Thứ ba là y nghĩa bất y ngữ tức là căn cứ vào nghĩa lý chứ đừng chấp vào ngôn ngữ nhiều quá. Đừng quá chấp vào từng chữ, phải nương vào nghĩa lý núp đằng sau các chữ.
Cuối cùng là y trí bất y thức. Trí (prajna) và thức (vijnana) thuộc hai trình độ khác nhau. Thức là cái hiểu biết còn phân biệt, kỳ thị, nghi hoặc. Trí là thứ hiểu biết vượt trên phân biệt, kỳ thị, nghi ngờ. Trong khi học kinh điển không nên dùng óc phân biệt mà tiếp thụ và chia chẻ, phải tập dùng trí tuệ để quán chiếu.
----------------
Trích: Trái Tim Của Bụt
Nhưng xét nghiệm ADN từ tro cốt đc à?
Vấn đề ở đây là cách hành xử chứ ko phải cách quản lý. Em ko tin là tro cốt chiếm nhiều đến mức ko có chổ chứa mà chùa lại đem vào xó, tháo hình ảnh ra. Nhiều khi phật tử bức xúc về cách hành xử nhiều hơn.