"Thưởng - Phạt" - trò chơi cho con trẻ
(0 clicks)Nadhi là một chú bé 4 tuổi thông minh và nghịch ngợm, mê chơi game và rất mê Lego. Vì mê mải nên mỗi khi mẹ nhắc ngừng chơi vì đã quá giờ, cu cậu luôn muốn chống lại, cố chơi tiếp. Khi bị tịch thu máy, cậu rất tức tối vùng vằng “ Con ghét mẹ”...
Mẹ Nadhi hay mắng: “Con hư thế, mẹ cho con chơi 15 phút, con chơi tận nửa tiếng, v.v…” nhưng chẳng ăn thua. Càng ngày Nadhi càng bướng và không vâng lời. Cậu còn rất biết cách kiếm những lý lẽ để cãi lại mẹ, rồi sang cả cãi ông bà…
Ba của Nadhi bèn nói với mẹ Nadhi, đừng mắng con như thế, vì mắng thế khác nào bảo là: “Con là một đứa bé hư, con là đứa bé suốt ngày chơi quá giờ mẹ cho.” Cách dạy đấy chỉ làm đứa bé quá giờ hơn thôi. Nó sẽ tin rằng nó là đứa bé hư và chơi quá giờ. "Chơi quá giờ, quá giờ…" - thế này thôi. nó không muốn tử tế, không tử tế lên được.
Ba nó thì nói là: “Nadhi là một đứa bé ngoan, rất tự giác, cứ hết giờ là đưa máy cho mẹ ngay!”. Dù biết thừa nó chưa làm được, dù tận mắt chứng kiến là mẹ cho 15 phút nó chơi nửa tiếng nhưng ba nó không vấn đề gì hết. Ba nó không chú tâm sự chú ý của nó sang cái việc là làm sai mà chuyển chú ý của nó sang làm đúng. Không hướng sự chú ý của nó sang là làm sai mà làm thế nào để làm đúng: “Nadhi là đứa bé ngoan, hết giờ đưa cho mẹ.”
Lần nào cũng thế, hết lần này đến lần khác. Mẹ nó cũng đổi luôn, không mắng con là đứa bé hư nữa mà cứ khen là:“Con giỏi thật, tự giác thật, đưa cho mẹ.” Lúc đầu Nadhi chưa làm được, vì ham, vì quên… nhưng được nghe nói “Con là đứa trẻ tự giác” hết lần này đến lần khác, dần dần nó tin nó là đứa trẻ tự giác, và nó chọn tự giác dừng chơi đúng giờ, vui vẻ trả máy và đi chơi trò khác.
Nadhi không bao giờ được ba mẹ mua quà thoải mái, không có lý do mà phải đúng vào dịp nào đó ( VD sinh nhật) và chỉ khi đủ điều kiện. Điều kiện là gì?
Ba mẹ có điều kiện cho Nadhi là: Nếu mỗi ngày Nadhi có một hành động ngoan, ví dụ ăn ngoan, tự tắm, nghe lời ông, ở trên lớp được cô khen…. thì mỗi việc tốt Nadhi được một viên sỏi trắng bỏ vào lọ.
Ngược lại, nếu hôm đó cãi ông, không nghe lời mẹ, bị cô phê bình trên lớp… thì cứ 1 việc không tốt thì nhận một viên sỏi đen.
Khi nào số sỏi trắng lớn hơn số sỏi đen là 30 viên ( ví dụ thế, tùy tốc độ trẻ kiếm được sỏi dễ hay khó, con số bố mẹ đặt ra không dễ quá mà cũng không khó quá con sẽ nản) thì được mua món quà nó thích là Lego.
Đây là một trò chơi, nên Nadhi thích ngay. Cu cậu hăm hở kiếm sỏi trắng. Về sau cuối mỗi ngày cu cậu tự động khoe để nhận sỏi, và đần mặt ra một xíu mỗi lần kể việc chưa ngoan và chấp nhận viên sỏi đen.
Quà sẽ được mua khi sỏi trắng nhiều hơn sỏi đen 30 viên, cứ mỗi lần nhận sỏi đen làm chậm việc mua quà lại, cu cậu biết vậy nên sau đó lại hì hục kiếm lại cho đủ số. Nadhi ngoan dần lên lúc nào không rõ, vì nó thấy ngoan là được, ít nhất là được khen, rồi được tiến đến gần món quà hơn. Mẹ nó không còn phải mắng mà chỉ cần chỉ ra cho Nadhi rằng làm thế này là chưa ngoan nên là sỏi đen, hay là khen và thưởng sỏi trắng cho nó mỗi lần nó làm việc tốt.
Với em gái Nadhi, mẹ nó cũng áp dụng như thế, thay sỏi trắng bằng sỏi hồng vì con gái thích màu hồng. Tụi trẻ rất thích thú với trò chơi, thỉnh thoảng lại đổ sỏi ra đếm đếm, tính tính.
Có lần số sỏi cứ trồi lên rồi lại thụt xuống vì Nadhi cứ kiếm được vài viên sỏi trắng thì lại không kiềm chế được bị sỏi đen, cu cậu có vẻ hơi nản. Ba mẹ bèn tạo điều kiện thêm bằng cách bảo cậu giúp đỡ người khác làm việc gì đó để có thể thưởng sỏi trắng. Thỉnh thoảng ba mẹ cũng thưởng bằng cách cho cu cậu chơi game thêm 5-10 phút, để nó thấy được thưởng nho nhỏ ngay…. Kết quả là Nadhi càng ngày càng ngoan hơn, cả ở lớp lẫn ở nhà mà mẹ không cần phải mắng hay phạt gì nặng nề hết.Cô giáo cũng gửi nhận xét cho ba mẹ rằng Nadhi đang từ một cậu bé nhút nhát bỗng trở nên tự tin và học giỏi hơn hẳn.
"Số một vẫn là phải khen ngợi, động viên, hướng vào điều đúng, thưởng.
Nhưng không phải lúc nào mình cũng động viên đâu! Khi mà nó quá, mình có thể tỏ thái độ là gì? Thế này không được, nhưng phạt ít thôi. Mười lần khen thì một lần chê thôi! Nguyên tắc đấy, mười lần khen thì một lần chê. Nếu mình chê nó một lần rồi thì tìm cách mười lần khác…khen nó, ở chỗ đúng ấy! Đừng khen chỗ sai. Mười lần khen, một lần chê để cho nó hướng tâm của nó sang chỗ khen, làm điều được khen. Và kiên nhẫn đến cùng. "
Tin cùng kênh Comic
- 1Hay
Turn over a new leaf
Thành Tây sẽ giới thiệu đến bạn một thành ngữ, chính là “Turn over a new leaf”. Vậy nghĩa của thành ngữ này là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé! - 5Hay
- Nội dung 16+
Xe máy giờ cũng có nặt đồng hồ đẹp thật
Nên việc tích hợp thêm cam hành trình chắc cũng đơn giản thôi vậy mà anh em xoắn cả lên - 1Hay
SIÊU SALE 12.12 - Wacch giảm chấn động 🔥
👉 Đủ dòng đủ mã, đồng loạt giảm đến 5TRIỆU Tranh thủ chọn quà Giáng Sinh sớm AE ơi: ▸▸ https://bachlongstore.vn/apple-watch-99.html .
Bongbambee đã gửi
- 11Hay2 Bình luận Loan tin chantroiviet littlezone89 và 4 người nữa
- 18Hay37 Bình luận Loan tin cuong205a chantroiviet và 2 người nữa
Mà giờ nghiện thì nhiều thứ lắm. Không chỉ ma tóe. Nhẹ thì Giờ bố mẹ oánh chúng nó nhiều chỉ đẩy chúng nó ra xa khỏi mình thôi. Có chuyện gì không tâm sự hỏi bm mà thích xử lý kiểu ăn xổi, zai gái thích thì chuỵch luôn, thích thì chơi khỏi học hành, không đồng tình thì cáu gắt ( đúng kiểu dạy dỗ của bố mẹ, thày cô) vì trẻ nó không nghe lời người lớn, nó chỉ bắt chiếc vô thức hành động ấy thôi.
Đúng là như có bạn nói. Vậy không đánh không biết làm thế nào. Câu ấy đúng trong hoàn cảnh ông bà bố mẹ mình ngày xưa, chưa có kiến thức, dân trí còn thấp. Bây giờ có đủ các điều kiện để học hỏi, sách vở, được tiếp xúc với các quan điểm văn minh, dân trí cao hơn thì cũng phải thay đổi.
Mà giờ nhiều người thay đổi lắm rồi. Nhưng phần cổ hủ, nói thẳng ra là lười suy nghĩ, chỉ thích đánh con cho nhanh, thì kệ thôi. Ai hiểu thì hiểu. Ai không hiểu thì cứ dạy con kiểu đó. Họ trong thâm tâm cũng biết thừa, gieo nhân nào gặp quả ấy. Nhưng không đủ kiên nhẫn, không thể vượt qua được bản thân mình để đem đến cho con điều tốt hơn cái họ đang có. Cũng chẳng trách được. Nó ăn vào văn hóa quá lâu rồi, não thành nếp nhăn rồi không xóa được. What you see is all that is.
“Ba nadhi ngoan, ba nadhi chơi đúng 15’ nè...” (mặc dù chỉ chơi đc 1.5’ nhưng nghe nhiều tưởng thật)
“Ba nadhi ngoan, ba nadhi chơi đúng 15’ nè...” (mặc dù chỉ chơi đc 1.5’ nhưng nghe nhiều tưởng thật)
Mà giờ nghiện thì nhiều thứ lắm. Không chỉ ma tóe. Nhẹ thì Giờ bố mẹ oánh chúng nó nhiều chỉ đẩy chúng nó ra xa khỏi mình thôi. Có chuyện gì không tâm sự hỏi bm mà thích xử lý kiểu ăn xổi, zai gái thích thì chuỵch luôn, thích thì chơi khỏi học hành, không đồng tình thì cáu gắt ( đúng kiểu dạy dỗ của bố mẹ, thày cô) vì trẻ nó không nghe lời người lớn, nó chỉ bắt chiếc vô thức hành động ấy thôi.
Đúng là như có bạn nói. Vậy không đánh không biết làm thế nào. Câu ấy đúng trong hoàn cảnh ông bà bố mẹ mình ngày xưa, chưa có kiến thức, dân trí còn thấp. Bây giờ có đủ các điều kiện để học hỏi, sách vở, được tiếp xúc với các quan điểm văn minh, dân trí cao hơn thì cũng phải thay đổi.
Mà giờ nhiều người thay đổi lắm rồi. Nhưng phần cổ hủ, nói thẳng ra là lười suy nghĩ, chỉ thích đánh con cho nhanh, thì kệ thôi. Ai hiểu thì hiểu. Ai không hiểu thì cứ dạy con kiểu đó. Họ trong thâm tâm cũng biết thừa, gieo nhân nào gặp quả ấy. Nhưng không đủ kiên nhẫn, không thể vượt qua được bản thân mình để đem đến cho con điều tốt hơn cái họ đang có. Cũng chẳng trách được. Nó ăn vào văn hóa quá lâu rồi, não thành nếp nhăn rồi không xóa được. What you see is all that is.
Đứa trẻ nghịch là chuyện bình thường, sai là chuyện bình thường - không thì nó thành người lớn mất rồi. Mình không chấp nhận được chuyện nó nghịch, nó sai nên mới cáu giận. Còn chấp nhận được thì mới biết bình tĩnh để chỉ cho nó thế nào là nên và không nên.
Chứ mục đích tranh luận để thuyết phục bên kia là rất khó, hầu như không thể. Nhận thức nó như kiểu vật lý trị liệu ấy. Cần thời gian rất dài & mất rất nhiều công sức. Làm được thì đi nhanh đi khỏe. Không vượt qua được thì quan điểm suy nghĩ chỉ dừng lại với cái nạng.
Ăn xong nhìn thấy vợ vẫn đang đánh con trai, không nhìn nổi nữa, nói: “Giáo dục con cái không thể lúc nào cũng dùng bạo lực được em ạ, phải giảng giải đạo lý cho nó hiểu!”.
Chị vợ nói: “Em mất công nấu nồi vằn thắn ngon là thế, mà nó lại tè một bãi vào, anh nói xem có điên không chứ?”.
Anh chồng nghe thấy thế, lập tức nói: “Bà xã, em nghỉ ngơi chút đi, để anh đánh nó!”.
Bài học rút ra: Học và đọc cũng nhiều, áp dụng đc hay k lại là chuyện khác (Đoạn này e sửa nhé
Quan điểm của mình là trẻ con cho nghịch thoải mái, sao phải ép nó trong khuôn khổ của người lớn làm gì, và quan trọng là không được lấy bực bội của mình trút lên con trẻ