48 Bình luận
  • vietbos
    Cũng nhờ ơn những kẻ không hiểu gì về văn hóa mà cứ thích can thiệp vào văn hóa mới ra nông nổi ngày tết ngày càng nhạt như giờ. Một năm bao nhiêu vụ tai nạn do pháo so với tai nạn do xe máy hay bia rượu mà cấm pháo giờ tết nó im lìm nhạt nhẽo hơn cả ngày thường. Đốt vàng mã một năm đốt mấy lần đốt hết bao nhiêu mà cũng có người vào đòi xóa bỏ. Xem lễ hội cà chua, là cà chua tươi ngon ăn được, tới lễ hội nó ném bao nhiêu cà chua, gặp đám vô học thích bàn văn hóa chắc nó cũng qua nó xóa sạch.
    Tích cực xóa bỏ nhiều vào, cúng ông Táo bỏ luôn, hạ nêu bỏ luôn, cúng thần Tài cũng có người bắt đầu bài xích, từ từ xóa sạch luôn 4000 năm văn hiến.
  • cuccu1
    @toplinkhay cái này mà được gọi là văn hóa ấy hả
  • downfall
    @thinker đủ lệ bộ thì 23 tháng chạp mua 1 bộ ông táo + 1 bộ thần linh.
    Tối 23 lễ xong hoá bộ ông táo và vàng mã.(edit, hoá hết cả chân hương của năm cũ, đốt 3 nén mới)
    Tối 30 mua thêm vàng mã cúng 30, đêm 30 hoá bộ thần linh.
    Ngày mùng 3 cúng và hoá hết vàng (lễ hoá vàng).
    Đấy là em biết thế, nhưng cũng không làm theo.
    Tin thì làm, không tin không làm, không sao cả.
  • Jennyhp
    Vị thượng tọa nói tất cả các linh hồn đều được tái sinh, không có sự sống của người chết dưới âm phủ. Vậy theo Phật giáo có các linh hồn dưới âm phủ không nhỉ? Có 18 tầng địa ngục mà 1 số người phải ở dưới đó không? Hay linh hồn sống tạm ở đâu bao lâu rồi tái sinh?
    • ne0ltv
      @jennyhp theo mình hiểu thì tuỳ theo nghiệp chướng lúc còn sống mà bị đày dưới địa ngục bao lâu. Tội càng nặng thì càng lâu. Nhưng rồi sẽ đc đầu thai hết.
    • downfall
      @jennyhp sự khác biệt giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian.
    • vietbos
      @jennyhp đó là quan niệm của ổng trong giáo lý nhà phật, liên quan gì đến tín ngưỡng dân gian. Nói như ổng thì thử qua giảng với mấy bạn công giáo là chết xong đi đầu thai hết rồi làm gì có ông nào trên thiên đường chờ rửa tội ở trển mà chăm chỉ đi nhà thờ.
  • thinker
    Cái này mua về thắp hương rồi đốt luôn hả các bác, hay là năm nay đốt cái để từ năm trước, hay ntn?

    Mình ko thắp hương và đốt vàng mã nên ko rõ. Trong nhà cũng có cái bàn thờ sẵn từ hồi mua nhà 10 năm trước vẫn để đó, ko thắp. Cái này là thờ ông Công (ông Táo??) à, mọi nhà thắp vào mùng 1 và rằm?
    • PhamTuyen
      @thinker em cũng giống bác, nhà có bàn thờ chỉ thờ bố đẻ, nhà ở quê thì thờ các cụ. Chứ các loại thần linh ma quái em không care.
    • downfall
      @thinker đủ lệ bộ thì 23 tháng chạp mua 1 bộ ông táo + 1 bộ thần linh.
      Tối 23 lễ xong hoá bộ ông táo và vàng mã.(edit, hoá hết cả chân hương của năm cũ, đốt 3 nén mới)
      Tối 30 mua thêm vàng mã cúng 30, đêm 30 hoá bộ thần linh.
      Ngày mùng 3 cúng và hoá hết vàng (lễ hoá vàng).
      Đấy là em biết thế, nhưng cũng không làm theo.
      Tin thì làm, không tin không làm, không sao cả.
    • Bazoda
      @downfall Đù, nhà em làm đúng như bác nói. E không tin, vợ em cũng ko tin nhưng làm để chiều lòng các cụ ở nhà Riêng vãng mã, nhà em đốt rất ít, gọi là tượng trưng thôi.
    • downfall
      @bazoda Không tin thì cũng không nhất thiết phải làm bác ạ, chỉ dở nhất là không tin nhưng lại vẫn hơi sờ sợ.
      Nhà em mẹ vợ rất cẩn thận, đợt rồi đặt lại bàn thờ, bắt phải mời thầy về cúng. Em thì cực ghét thầy cúng vì tốn tiền (3 - 5tr) mà ông thầy cúng cũng chả khác gì mình, khấn dẻo hơn tí thôi, thành tâm còn kém cả mình.
      Thế là vẫn bốc phét với mẹ vợ là đã mời thầy đàng hoàng, thực ra bát hương em tự đặt tự cúng .
      Vàng mã thông thường cũng em mua 1 tập khoảng 10 nghìn, em coi nó y hệt như đồ decor, decor như hoa cúng mình còn mua nhiều hơn, cắm xong mấy hôm cũng vứt, mục đích chỉ là bày lên cho đẹp, chả khác gì nhau. Đốt cỡ 10 nghìn thì thấy vui, không thấy xót nên vẫn đốt
    • thinker
      @downfall kể mà các bạn Công/Táo mà xài tiền ảo thì đưa ví em thả cho 1 ít
    • Baltimo
      @bazoda @@?Đệ say à?
    • lockevn
      @downfall, @phamtuyen, @thinker nhà em cũng như nhà các bác. Em kệ cho cúng, đơn sơ thôi.
      Hôm em hỏi vui, bảo cúng nhà làm gì?
      kêu cúng thần linh. Hỏi thần gì ko biết
      Em bảo có thánh code ngồi đây, phục vụ cúng ít hoa quả nho nhiếc đi, thế là cũng làm đấy.
  • vietbos
    Cũng nhờ ơn những kẻ không hiểu gì về văn hóa mà cứ thích can thiệp vào văn hóa mới ra nông nổi ngày tết ngày càng nhạt như giờ. Một năm bao nhiêu vụ tai nạn do pháo so với tai nạn do xe máy hay bia rượu mà cấm pháo giờ tết nó im lìm nhạt nhẽo hơn cả ngày thường. Đốt vàng mã một năm đốt mấy lần đốt hết bao nhiêu mà cũng có người vào đòi xóa bỏ. Xem lễ hội cà chua, là cà chua tươi ngon ăn được, tới lễ hội nó ném bao nhiêu cà chua, gặp đám vô học thích bàn văn hóa chắc nó cũng qua nó xóa sạch.
    Tích cực xóa bỏ nhiều vào, cúng ông Táo bỏ luôn, hạ nêu bỏ luôn, cúng thần Tài cũng có người bắt đầu bài xích, từ từ xóa sạch luôn 4000 năm văn hiến.
    • kwonboa19
      @vietbos Quan điểm của bạn rất hay. Quan trọng là biết điểm dừng, biết như thế nào là đủ để vừa gìn giữ nét văn hoá, vừa phù hợp với thời đại ngày nay. Cái này chắc phải nâng cao dân trí và ý thức thôi.
    • vietbos
      @kwonboa19 chính xác là cái gì lạm dụng cũng không tốt, nên tuyền truyền nâng cao nhận thức về nó, tiết chế lại hợp lý chứ không kiểu đi phủ định dẹp bỏ hết. Như chuyện đốt pháo vậy, đại đa số trong dân vẫn là mong đến thời khắc giao thừa có một phong pháo chừng 8 tấc nổ giòn ran xua đuổi hết xui xẻo tà ma năm cũ, đón năm mới hân hoan, có khách đến đốt phong pháo chuột hay pháo trung chừng 1 tấc là vui. Vẫn sẽ có những trường hợp lạm dụng đốt pháo 10m ở nơi dễ cháy thì người ta tuyên truyền hay qui định tiết chế lại ở đó thôi.
    • vietbos
      @chaududan ko nhảm nhí đâu bạn, như bạn xem phim Coco, người dân Mexico họ tin tưởng là người chết vẫn còn sự sống và người đó sẽ chết thực sự một lần nữa khi không còn ai nhớ đến họ, mỗi năm họ sẽ về thăm nhà bằng những cánh hoa được rãi dẫn lối họ về nhà và ở cùng gia đình trong một thời gian. Đó là tín ngưỡng dân gian của họ.
      Như ở VN, người dân vẫn tin là vào ngày giỗ ông bà sẽ về ở trong nhà nên nhang sẽ không bao giờ tắt để không lạnh lẽo. Thậm chí còn trải giường để ông bà về có chỗ nghỉ ngơi như khi họ còn sống về thăm. Cơm dâng nước rót kính cẩn. Và đốt vàng mã cũng nằm trong chuỗi hành động chăm sóc người thân đã khuất của mình. không có gì nhảm nhí hết.
    • vietbos
      @chaududan đâu ai ép bạn đốt vàng mã, không thích không đốt nhưng đừng bài xích niềm tin người khác, bạn dám đi nói chuyện vẩy nước thánh ở nhà thờ là nhảm nhí không? đều là nghi thức của niềm tin tâm linh cả.
  • pat123
    Đồng quan điểm, nếu giáo hội muốn bỏ đốt ở chùa thì nên cấm đốt luôn ờ chùa chiền. Nhưng ở mỗi gia đình nó là 1 phần truyền thống văn hóa ko nên cấm đốt mà nên tuyên truyền hạn chế đốt nhiều, kệch cỡm ....
    Ngoài ra làm vàng mã cũng là nguồn thu của của nghề làng giấy dó truyền thống, và nhiều gia đình nghèo bỏ hẳn không phải là tốt.
  • AvanSutoLatsu
    Bố mẹ em hay bảo: Phú quý sinh lễ nghĩa, ngày xưa tiền ăn còn đ*o có, lấy đâu ra mấy triệu mua vàng mã về mà đốt.
  • inthenowhere
    Đốt vàng mã quá nhảm nhí luôn
    • vietbos
      @inthenowhere bạn ko thích ko ai ép bạn đốt, sao bạn không nói chuyện vẩy nước thánh gì đó nhảm nhí đi
    • inthenowhere
      @vietbos
      https://ltus.me/c9Q
      Vẩy nước thánh có tốn kém và gây họa như vậy ko?
    • vietbos
      @inthenowhere họa hay không do bạn qui định, bạn đã nhìn một hành động tâm linh theo hướng bài xích thì luôn có cách để nói. Thừa nhận nước thánh thì vẫn có những tính huống lạm dụng là uống nước thánh gì gì đó thôi...
    • inthenowhere
      @vietbos Ko phải do mình quy định nhé, mình ko quy định được gì cả. Thực tế nó như vậy, nó gây ra họa lù lù như thế bạn lại bảo m quy định, nực cười
    • vietbos
      @inthenowhere bạn nhìn thấy họa thì cũng y như mình nhìn thấy nước thánh là họa thôi, nó lù lù ra đó còn gì. còn người chính chắn đốt đàng hoàng thì cũng y như người dùng đúng nước thánh thôi.
    • inthenowhere
      @vietbos Nói chuyện với 1 thằng ko hiểu biết và lý sự cùn cũng giống như nói chuyện với đầu gối của mình vậy. Bó tay và ko giải thích thêm
    • vietbos
      @inthenowhere tự nhận thấy vậy tốt rồi, ko thích ko đốt, đừng phán xét, như mình ko thích mấy cái nước thánh gì đó mình ko đụng và ko bài xích.
  • Bongbambee
    Đốt vài tờ giấy để có mùi Tết, để có cảm giác Tết về, cảm giác nhớ ông bà thì chả có vấn đề gì. Vấn đề là ở chỗ nghĩ là đốt là ông bà thần linh nhận được, xong quay về ban lại cho mình - thế là cố đốt cho thật nhiều, đốt nghẹt cả thở luôn.
    Cái nữa là chủa là nơi công cộng, 1 ông đốt chưa sao, 10 ông đốt là hơi hơi, 1000 ông đốt là ngập ngụa khói, chưa kể ông nào cũng muốn đốt kha khá. Chuyện này không khác gì chuyện thắp hương ở chùa nay đã cấm thành công khắp nơi, dân tình đi chùa đỡ nghẹt thở hẳn mà vẫn có khói hương do nhà chùa thắp vừa đủ.

    Cái gì quá cũng không tốt. Làm vì một chút cảm giác đầm ấm, linh thiêng thì OK, cái ng ta nói là làm quá mức, không thích mà vẫn phải làm, vì sợ ( thấy ng ta làm mình ko làm).... Rồi cực đoan đến làm nhà, ô tô, vợ hai chồng hai bằng giấy đem đốt - chẳng phải là quá hài hay sao?
  • tuthanh
    Các bác cho em hỏi, em đang muốn đốt ít Bitcoin cho các cụ, làm sao đốt được bây giờ?
Website liên kết