2 Bình luận
  • wateveriam
    Hiện chính sách của Việt Nam về người nghiện ma tuý còn không thống nhất, bên bộ công an chịu trách nhiệm phần bắt giữ, bộ y tế chịu trách nhiệm điều trị, bộ lao động chịu trách nhiệm về các trung tâm cai nghiện và hoà nhập cộng đồng. Còn chưa có sự chỉ đạo nhất quán, mỗi bên 1 ưu tiên nên khá phức tạp bác ạ. Nếu bác nắm được thông tin từ bên BCA, bác sẽ cho là nó thật vớ vẩn, còn nếu bác theo thông tin từ bên bộ lao động, bác lại thấy rất trói chân. BYT thì cho đến nay hầu hết giữ thái độ trung lập - nghiện không phải là lĩnh vực họ thu được nhiều nguồn tiền, không phải ưu tiên của họ.

    Em không muốn tập trung vào khía cạnh chính sách của nghiện. Tuy nhiên thực tế là để đưa người cai nghiện đi cai, trung bình mỗi năm nhà nước tiêu tốn gần 20 triệu/người nghiện (nghiên cứu của FHI ở Hải Phòng 2015), trong khi đó cả nước có hơn 220.000 người nghiện trong danh sách của cảnh sát, con số thật có thể lên đến 400.000. Đấy chỉ là chi phí của nhà nước, còn chi phí của người nghiện, nghiên cứu trên cũng chỉ ra là khi họ tham gia điều trị bằng thuốc Methadone ở cộng đồng họ tiết kiệm được trung bình 37 triệu/năm vì dùng ma tuý ít hơn.

    Mỹ đã áp dụng cai nghiện bắt buộc tập trung hơn 50 năm trước, Việt Nam đã làm vậy được 20 năm nay rồi, nhưng càng ngày số người nghiện càng nhiều, càng đi trại họ càng "kinh nghiệm", càng "quái" và "nhờn" hơn trước. Đây đó có 1 số tấm gương đi về cai được, nhưng cũng chỉ là thiểu số rất nhỏ. Ở Mỹ, tỉ lệ thành công của phương pháp này cao nhất là 5%. Hơn nữa, những trường hợp thành công này liệu có phải là do trại cai nghiện hay không, hay rất có thể là 1 cô người yêu mới, 1 mất mát trong gia đình...

    Bỏ nhiều tiền như vậy cho 1 phương pháp cứng nhắc, gây khổ cho tất cả mọi người liên quan, mà lại còn kém hiệu quả, liệu có nên hay không?

    Trong khi đó, phương pháp "nhân quyền cho thằng nghiện" mà bác nói nó là tiền thân của toà án ma tuý, một phần của một hệ thống điều trị nghiện đa ngành bao gồm ngành tư pháp, y tế và xã hội. Nước nào áp dụng biện pháp này? Châu Âu mà điển hình là Hà Lan, nơi các nhà tù giờ đã trống không phải cho nước khác thuê và chuyển đổi thành nhà hàng, văn phòng... Xin nói luôn, trong toà án ma tuý người nghiện phạm tội được lựa chọn hoặc đi điều trị hoặc đi tù, như vậy từ chối đi điều trị là có cái giá phải trả chứ không phải như bác cố tình không đề cập.

    Cuối cùng, bác là ai mà có quyền phủ nhận nhân quyền của người nghiện?
  • huakhachuy
    Các bạn chú ý đưa 1 người đi cái nghiện công an lập hồ sơ đưa người đi cai nghiện sang viện kiển sát, viện kiểm sát ra quyết định đưa người đi cai nghiện sang tòa án, tòa án đưa công văn tống đạt người đi cai nghiện về xã, phường hẹn người nghiện ngày giờ có mặt tại ủy ban xã, phường nhận quyết đinh. Đến ngày họp nhận quyết định, tòa án phải hỏi ý kiến người được cưỡng chế đi cai có muốn đi cai nghiện không, nếu không muốn lại phải thả, có muốn mới rara quyết định đưa người đi cai nghiện. ( Tao nghiện tao cũng phải có nhân quyền @@)
  • wateveriam
    Hiện chính sách của Việt Nam về người nghiện ma tuý còn không thống nhất, bên bộ công an chịu trách nhiệm phần bắt giữ, bộ y tế chịu trách nhiệm điều trị, bộ lao động chịu trách nhiệm về các trung tâm cai nghiện và hoà nhập cộng đồng. Còn chưa có sự chỉ đạo nhất quán, mỗi bên 1 ưu tiên nên khá phức tạp bác ạ. Nếu bác nắm được thông tin từ bên BCA, bác sẽ cho là nó thật vớ vẩn, còn nếu bác theo thông tin từ bên bộ lao động, bác lại thấy rất trói chân. BYT thì cho đến nay hầu hết giữ thái độ trung lập - nghiện không phải là lĩnh vực họ thu được nhiều nguồn tiền, không phải ưu tiên của họ.

    Em không muốn tập trung vào khía cạnh chính sách của nghiện. Tuy nhiên thực tế là để đưa người cai nghiện đi cai, trung bình mỗi năm nhà nước tiêu tốn gần 20 triệu/người nghiện (nghiên cứu của FHI ở Hải Phòng 2015), trong khi đó cả nước có hơn 220.000 người nghiện trong danh sách của cảnh sát, con số thật có thể lên đến 400.000. Đấy chỉ là chi phí của nhà nước, còn chi phí của người nghiện, nghiên cứu trên cũng chỉ ra là khi họ tham gia điều trị bằng thuốc Methadone ở cộng đồng họ tiết kiệm được trung bình 37 triệu/năm vì dùng ma tuý ít hơn.

    Mỹ đã áp dụng cai nghiện bắt buộc tập trung hơn 50 năm trước, Việt Nam đã làm vậy được 20 năm nay rồi, nhưng càng ngày số người nghiện càng nhiều, càng đi trại họ càng "kinh nghiệm", càng "quái" và "nhờn" hơn trước. Đây đó có 1 số tấm gương đi về cai được, nhưng cũng chỉ là thiểu số rất nhỏ. Ở Mỹ, tỉ lệ thành công của phương pháp này cao nhất là 5%. Hơn nữa, những trường hợp thành công này liệu có phải là do trại cai nghiện hay không, hay rất có thể là 1 cô người yêu mới, 1 mất mát trong gia đình...

    Bỏ nhiều tiền như vậy cho 1 phương pháp cứng nhắc, gây khổ cho tất cả mọi người liên quan, mà lại còn kém hiệu quả, liệu có nên hay không?

    Trong khi đó, phương pháp "nhân quyền cho thằng nghiện" mà bác nói nó là tiền thân của toà án ma tuý, một phần của một hệ thống điều trị nghiện đa ngành bao gồm ngành tư pháp, y tế và xã hội. Nước nào áp dụng biện pháp này? Châu Âu mà điển hình là Hà Lan, nơi các nhà tù giờ đã trống không phải cho nước khác thuê và chuyển đổi thành nhà hàng, văn phòng... Xin nói luôn, trong toà án ma tuý người nghiện phạm tội được lựa chọn hoặc đi điều trị hoặc đi tù, như vậy từ chối đi điều trị là có cái giá phải trả chứ không phải như bác cố tình không đề cập.

    Cuối cùng, bác là ai mà có quyền phủ nhận nhân quyền của người nghiện?
Website liên kết