12 Bình luận
  • wateveriam
    https://ltus.me/JV5

    Video (tiếng Anh) lý giải nguyên nhân của hiện tượng anti vaccine. Nội dung tóm tắt:

    - Chưa có câu trả lời rõ ràng về nguyên nhân gây tự kỷ
    - Các bậc cha mẹ bức xúc vì thường bác sĩ không đưa ra được nguyên nhân tự kỷ của con mình -> tự tìm lời giải thích
    - Tự kỷ thường được phát hiện vào khoảng thời gian 1-3 năm đầu, trùng với thời gian tiêm chủng
    - Một loạt các ngụy biện tâm lý (mental bias) khiến các bậc cha mẹ mù quáng tin tưởng vào chủ nghĩa anti vaccine, bao gồm: confirmation bias (1 người có xu hướng tin tưởng hơn và ít kiểm tra lại những điều phù hợp với suy nghĩ của chính họ dù có thể không đúng), naturalness bias (1 người có xu hướng tin rằng những gì có sẵn trong tự nhiên thì tốt hơn những gì nhân tạo), "the big man" bias (cái này không nhớ rõ tên chính thức, nhưng đó là khi 1 người có xu hướng không tin tưởng các tổ chức lớn, quyền lực, gần giống thuyết âm mưu), và 1 số ngụy biện (bias) khác
    - Ngoài ra, khi họ không làm gì mà gây ra hậu quả thì mức độ ân hận (guilt) nhỏ hơn so với khi họ làm gì đó gây ra hậu quả, vì vậy cha mẹ có thể chọn không cho con tiêm vaccine còn hơn là nhỡ tiêm bị làm sao (hình như gọi là guilty bias)
    - Các bệnh có vaccine hầu hết đã rất lâu không còn có đại dịch nên đại đa số mọi người chưa từng chứng kiến các dịch này, trong khi mọi người đều đã có nghe về tự kỷ, nên trong tiềm thức họ cho rằng tự kỷ là một nguy cơ nghiêm trọng hơn bệnh (risk perception)

    Tương tự như những người ủng hộ Trump, những người theo anti vaccine có xu hướng càng bị thuyết phục thì lại càng mù quáng bám theo quan điểm của bản thân hơn. Vì vậy, cần cách tiếp cận khác, không nên chửi bới, nhiếc móc, đưa ra lý lẽ với những người này nếu muốn thuyết phục họ.
  • wateveriam
    https://ltus.me/JV5

    Video (tiếng Anh) lý giải nguyên nhân của hiện tượng anti vaccine. Nội dung tóm tắt:

    - Chưa có câu trả lời rõ ràng về nguyên nhân gây tự kỷ
    - Các bậc cha mẹ bức xúc vì thường bác sĩ không đưa ra được nguyên nhân tự kỷ của con mình -> tự tìm lời giải thích
    - Tự kỷ thường được phát hiện vào khoảng thời gian 1-3 năm đầu, trùng với thời gian tiêm chủng
    - Một loạt các ngụy biện tâm lý (mental bias) khiến các bậc cha mẹ mù quáng tin tưởng vào chủ nghĩa anti vaccine, bao gồm: confirmation bias (1 người có xu hướng tin tưởng hơn và ít kiểm tra lại những điều phù hợp với suy nghĩ của chính họ dù có thể không đúng), naturalness bias (1 người có xu hướng tin rằng những gì có sẵn trong tự nhiên thì tốt hơn những gì nhân tạo), "the big man" bias (cái này không nhớ rõ tên chính thức, nhưng đó là khi 1 người có xu hướng không tin tưởng các tổ chức lớn, quyền lực, gần giống thuyết âm mưu), và 1 số ngụy biện (bias) khác
    - Ngoài ra, khi họ không làm gì mà gây ra hậu quả thì mức độ ân hận (guilt) nhỏ hơn so với khi họ làm gì đó gây ra hậu quả, vì vậy cha mẹ có thể chọn không cho con tiêm vaccine còn hơn là nhỡ tiêm bị làm sao (hình như gọi là guilty bias)
    - Các bệnh có vaccine hầu hết đã rất lâu không còn có đại dịch nên đại đa số mọi người chưa từng chứng kiến các dịch này, trong khi mọi người đều đã có nghe về tự kỷ, nên trong tiềm thức họ cho rằng tự kỷ là một nguy cơ nghiêm trọng hơn bệnh (risk perception)

    Tương tự như những người ủng hộ Trump, những người theo anti vaccine có xu hướng càng bị thuyết phục thì lại càng mù quáng bám theo quan điểm của bản thân hơn. Vì vậy, cần cách tiếp cận khác, không nên chửi bới, nhiếc móc, đưa ra lý lẽ với những người này nếu muốn thuyết phục họ.
  • TKM
    Không tin cả bác sĩ thì lúc ốm đau biết đến tìm ai .
  • vadaihiep
    Gần đây có hội anti sữa tươi, sữa công thức nữa. Đọc qua thấy "cuồng tín" dữ lắm mà ko hiểu thực hư thế nào. Có bác nào nghiên cứu cụ thể vấn đề này thì thông não em phát.
    • Scouter
      @vadaihiep sữa mẹ vẫn ok hơn sữa công thức các kiểu
    • vadaihiep
      @scouter Chuẩn luôn bác, nhưng mà trường hợp mẹ ko có sữa hoặc ít sữa thì vẫn phải chơi sữa công thức. Với lại trẻ con lớn cũng phải cai sữa mẹ nữa.
    • wateveriam
      @vadaihiep sữa mẹ tốt hơn vì dễ tiêu hơn và giúp trẻ em giảm nguy cơ nhiễm trùng kiểu thối tai hay tương tự trong thời gian còn bú mẹ và sau này khi lớn lên thì trẻ em bú mẹ cũng ít nguy cơ bị một số bệnh hơn. Nhưng nếu không có điều kiện thì dùng sữa công thức vẫn đầy đủ dinh dưỡng, nhất là với các mẹ mất sữa, nghiện rượu/thuốc lá, mẹ bị một số bệnh, mẹ quá bận rộn không thể vắt sữa hàng ngày hoặc nhà hoàn cảnh, neo đơn. Nói chung uống sữa công thức không gây hại gì, tùy hoàn cảnh gia đình mà uống, chỉ là không được tốt bằng sữa mẹ thôi bác ạ.
    • vadaihiep
      @wateveriam Thế theo bác trẻ lớn 1 chút (>3 tuổi) và đã cai sữa mẹ thì có nên uống sữa tươi hay sữa bột hằng ngày ko?
    • wateveriam
      @vadaihiep em nghĩ là tùy nó ăn uống thế nào, nếu còi cọc khó tiêu quá thì có thể cho uống, chứ sữa cho trẻ con hay quảng cáo có omega 3, dha các thứ đều có trong thịt cá rau củ mà. Sữa tươi thì cho uống cho có canxi, chứ sữa bột thì ko cần. Tuy nhiên đây ko phải lĩnh vực em biết nhiều nên chỉ là ý kiến cá nhân thôi.
    • wateveriam
      @vadaihiep em vừa search thì thấy như ở Úc họ khuyến cáo là ko cần dùng sữa công thức để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ mà nên tập trung cho nó ăn uống lành mạnh bác ạ

      https://ltus.me/IuU
    • Sigma
      @scouter OK hơn nhưng không có nghĩa nó là duy nhất. Chứ trong giai đoạn đầu đời, nó tốt hơn thì ai chả biết.

      Hội cuồng sữa mẹ có câu cửa miệng là cho con uống sữa công thức là tội ác, rồi thì trong các loài động vật chỉ có người mới đi uống sữa của loài khác. Nói chung với thể loại cuồng tín thì mọi lý lẽ đều chỉ là nước đổ đầu vịt. Cái lũ anti vắc xin cũng lại là một thể loại nguy hiểm, đem con cái ra để đánh cược đã đành, mà nếu bùng phát đại dịch thì ngay cả những người đã tiêm vắc xin cũng có nguy cơ phải trả giá.
    • vadaihiep
      @sigma hội cuồng sữa mẹ còn có thuật ngữ "sữa thú" nữa, nghe đúng kiểu cuồng tín luôn
  • vnn95
    Tháng 6 năm 2016 Tổ chức Y tế thế giới đã tuyên bố hết dịch Ebola rồi mà sao trong bài viết của bạn kia nhắc tới "Dịch Ebola ở Tây Phi" nhỉ?! Hay mình nhầm?!
Website liên kết