Avatar's haithanhhcmpt

Ghi chép của haithanhhcmpt

Dae Jang-geum và Oshin


Năm 2003 phim Dae Jang Geum lên sóng tại Hàn Quốc. Năm 2004 bộ phim này về Việt Nam với tên gọi "Nàng Dae Jang Geum - Báu Vật Hoàng Cung", được phát trên sóng VTV1.


Theo sách sử của Hàn Quốc, Jang Geum tên thật là Seo Jang-geum. Đây là một nhân vật ít nhiều mang tính chất huyền sử của Triều Tiên, còn rất nhiều nghi vấn xung quanh gốc gác và những câu chuyện về bà.


Theo Sử ký triều đại Joseon, ngự y nữ Seo Jang-geum được nhắc đến 7 lần, qua các sự kiện trị bệnh cho vua. Sử ký ghi nhận bà là một vị ngự y rất tài giỏi.


Theo "Nhật ký của quan nội y viện triều đại Rhee" ghi: "Nữ đại quan ngự y Jang Geum, gốc gác không rõ ràng, đã nhận quyền được gọi là 'Dea Jang Geum' theo chỉ dụ ban ra của vị vua Jungjong, đời thứ 11, trong năm ngự trị thứ 18 của ngài. Tại thời điểm đó, không có tiền lệ nào cho phép một nữ ngự y được điều trị cho Hoàng đế, nhưng Hoàng thượng trị vì đã tin tưởng vào phương pháp điều trị bệnh bằng ẩm thực của Jang Geum. Jang Geum, với sự cho phép được quyền sử dụng danh xưng 'Dae' trong tên của bà, là một người phụ nữ đáng ca ngợi mà tên tuổi sẽ được ghi vào sử sách." [Wiki]


Dae có nghĩa là Đại. Đặt Dae trước tên gọi của Jang-geum cũng như đặt Great trước Uncle Ho. Cách gọi này có ý thể hiện sự kính trọng.


Khi đem phim về trình chiếu, VTV hình như đã sai khi không dịch luôn chữ Dae, mà cứ gọi là "Nàng Dae Jang-geum", nghe rất kỳ. Càng kỳ hơn khi phiên âm tiếng Việt khi bảng chiếu phim hiện lên là "Nàng Đê Chang Kưm". Các báo sau đó cũng đã dùng cách gọi này để chỉ Jang-geum!???



...


 


Oshin là một phim truyền hình dài tập của Nhật Bản nói về cuộc đời của nhân vật tên Shin Tanokura, sinh sống vào cuối thời Minh Trị đến đầu thập niên 80.


Phim là những hồi tưởng của bà Shin Tanokura về cả cuộc đời của mình. Năm 1907, Shin lúc đó 7 tuổi đã phải đi ở cho một nhà khá giả. Shin đã trải qua việc giữ trẻ, giúp việc dọn dẹp nhà cửa, bị chủ nhà đánh đập hành hạ rồi lại giữ trẻ, đi ở,... suốt 10 năm, cho đến khi cô 16 tuổi. Sau đó, Shin lên Tokyo và theo chị gái mình học nghề làm đầu.


Tại đây, cô kết hôn và bắt đầu kinh doanh việc làm đầu rồi lại trải qua nhiều thăng trầm, bị cháy nhà trắng tay, bị nhà chồng ngược đãi,... kinh doanh quán ăn, làm bánh, bán cá, kinh doanh hải sản, một mình nuôi dạy con cái... 


Cả bộ phim kể về Shin, đề cao cô như một người phụ nữ với tính kiên nhẫn và không bao giờ chịu khuất phục trước bất kỳ tình cảnh khó khăn nào.


Khi làm về cô, từ O được đặt cạnh từ Shin để thể hiện sự tôn kính. Tên gọi Oshin đã trở thành một biểu tượng, trong nhiều trường hợp từ này mang ý nghĩa là sự kiên nhẫn, lòng dũng cảm vượt qua mọi khó khăn.


Phim bắt đầu chiếu năm 1983, dài 297 tập. Năm 1994 phim về Việt Nam và rất được yêu thích.


Và kể từ đó, từ Oshin (Ô-sin) đã trở thành một danh từ dùng cho người giúp việc trong nhà!???


4928 ngày trước · Bình luận · Loan tin ·  
được loan tin bởi junkie
junkie
123nono
14 năm trước· Trả lời
Website liên kết